Học tập đạo đức HCM

Cùng tham gia sản xuất rau hữu cơ theo hệ thống

Thứ tư - 19/09/2018 04:54
Các mô hình sản xuất rau hữu cơ theo hệ thống cùng tham gia (PGS - Participatory Guarantee System) được ngành nông nghiệp Hà Nội triển khai sau 8 tháng đã kiểm soát kịp thời, hiệu quả một số chuỗi nông sản an toàn.

Tại hội nghị đánh giá kết quả triển khai 8 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện đến cuối năm 2018 các mô hình PGS, bà Lưu Thị Hằng, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nông sản (Chi cục BVTV Hà Nội) chia sẻ, PGS là một hệ thống đảm bảo cùng tham gia của các hộ, nhóm hộ, liên nhóm hộ giám sát chéo nội bộ theo hệ thống.

Hệ thống đảm bảo này chứng thực cho người SX dựa trên sự tham gia tích cực của các bên liên quan, gồm người tiêu dùng, công ty phân phối, cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng quan tâm khác. Quá trình SX và thu hoạch thường xuyên được giám sát, điều tra đảm bảo phát hiện, khắc phục những sai phạm nhỏ và loại bỏ ngay lập tức các nhóm SX, các sản phẩm mắc sai phạm nghiêm trọng.

Tính đến hết tháng 8/2018, thực hiện nhiệm vụ Sở NN-PTNT Hà Nội giao, Chi cục BVTV Hà Nội phối hợp với các cơ sở xây dựng 25 mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng PGS trong SX và tiêu thụ rau an toàn tại 25 xã, phường, thị trấn thuộc 16 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích gần 1.400ha. Trong đó, có 13 xã, phường diện tích từ 50ha trở lên, 12 xã phường diện tích dưới 50ha, xã có diện tích lớn nhất là Văn Đức (Gia Lâm) 250ha và diện tích nhỏ nhất là Chu Minh (Ba Vì) 5ha.

Để triển khai các mô hình PGS tại 25 điểm, Chi cục BVTV tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các lớp IPM, qua đó, từng bước nâng cao nhận thức, kỹ năng SX RAT và các quy định về ATTP.

Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng để mô hình PGS thành công chính là việc ghi chép nhật ký SX, nhật ký sử dụng thuốc BVTV, từ đó giúp nông dân nhận diện, loại bỏ các loại thuốc BVTV không được phép sử dụng trên rau, những loại thuốc có gốc sinh học phù hợp trên rau… Tuy nhiên, với việc bà con nông dân từ trước đến nay chỉ quen cầm cái cào, cái cuốc, nay bà con phải cầm bút cầm sổ ghi chép quả thực là bài toán nan giải.

Chi sẻ về việc ghi nhật ký đồng ruộng khi triển khai PGS, ông Bùi Thế Hiền, Trưởng nhóm RAT thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá (Gia Lâm) cho biết, do các tên thuốc BVTV chủ yếu là tiếng nước ngoài, rất khó đọc và khó ghi chép nên lúc đầu bà con rất lúng túng. Sau nhờ tư vấn trực tiếp của cán bộ BVTV cộng việc mỗi lần đi mua thuốc bà con đều mang theo sổ nhờ nhân viên cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV ghi giúp nên hiện nay bắt đầu quen dần.

Không chỉ giúp bà con nông dân hình thành thói quen ghi chép nhật ký đồng ruộng, theo Trưởng nhóm RAT thôn Hoàng Long Bùi Thế Hiền, PGS còn tạo động lực để người dân bắt đầu biết xây dựng kế hoạch SX, kế hoạch tiêu thụ, phân công công việc, tính tự giác chấp hành quy trình SX. Dù những kế hoạch vẫn còn ở mức ngắn hạn nhưng bước đầu với người nông dân vốn chỉ quen làm theo tự phát đã là thành công lớn.

Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Lê Xuân Trường nhấn mạnh, một trong những yếu tố góp phần thành công của các mô hình PGS chính là sự tham gia của doanh nghiệp trong việc kết nối, tiêu thụ và quản lý, giám sát vận hành chuỗi. Bên cạnh đó, để tăng tính khách quan, hiệu quả và minh bạch, Chi cục BVTV cũng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình PGS để kiểm chứng, từ đó phát hiện kịp thời những tồn tại, hạn chế và tìm cách khắc phục, hoàn thiện.

Vừa qua, Chi cục BVTV Hà Nội đã lấy ngẫu nhiên 260 mẫu rau tại 25 mô hình đang triển khai áp dụng hệ thống PGS để kiểm tra chất lượng ATTP. Hiện đã có kết quả 180 mẫu đều đảm bảo ATTP, không vượt mức giới hạn dư lượng thuốc BVTV theo giới hạn quy định chi phép.

LÊ THUYẾT/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại91,420
  • Tổng lượt truy cập88,769,754
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây