Học tập đạo đức HCM

Rẽ ngang trồng rau

Thứ tư - 06/06/2018 03:33
Có trong tay 2 bằng đại học với cơ hội làm việc ở những công ty lớn, nhưng Huỳnh Đức Tường (33 tuổi, ở xã Tam Đàn, H.Phú Ninh, Quảng Nam) lại chọn về quê lập nghiệp với mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà lưới.
Anh Tường (trái) tại cơ sở rau hữu cơ của mình /// Ảnh: Mạnh Cường

 
 
 
 
 
 
Anh Tường (trái) tại cơ sở rau hữu cơ của mình
ẢNH: MẠNH CƯỜNG
 
“Mê” nông nghiệp sạch
 
Năm 2008, sau khi tốt nghiệp ĐH Đà Nẵng chuyên ngành tiếng Nga, anh Tường tiếp tục học thêm văn bằng 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH Duy Tân Đà Nẵng. Ra trường, dù có công việc với mức lương ổn định ở một số công ty lớn tại Đà Nẵng và Quảng Nam, anh vẫn rẽ ngang để theo đuổi nông nghiệp sạch. Lúc đó, nhận thấy trên địa bàn Quảng Nam có một số cơ sở sản xuất rau sạch nhưng sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, anh liền gầy dựng trang trại… 
 
 
Rẽ ngang trồng rau - ảnh 1
Để xây dựng một hệ thống rau sạch, trước tiên mình cần có đam mê và phải… chứng minh ý tưởng ấy phù hợp hay không, độ khả thi như thế nào
 
 
Anh Huỳnh Đức Tường
 

Tháng 5.2017, thuê 7.000 m2 của Công ty CP giống cây trồng T.Ư với giá 60 triệu đồng/năm, Huỳnh Đức Tường mở nhà lưới trồng rau an toàn theo mô hình VietGAP. Bước đầu, anh bỏ ra gần 1 tỉ đồng để san ủi, cải tạo đất trên phần diện tích đã thuê. Do đây là vùng đất cao lanh nên việc cải tạo gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng anh vẫn vượt qua. “Để xây dựng một hệ thống rau sạch, trước tiên mình cần có đam mê và phải… chứng minh ý tưởng ấy phù hợp hay không, độ khả thi như thế nào”, anh Tường tâm sự.

Từ vườn rau xanh hữu cơ an toàn, anh Tường kết hợp chăn nuôi heo, gà, vịt với mô hình khép kín. Nhà lưới được trang bị hệ thống tưới tự động. Trong đó, mô hình trồng rau trong nhà lưới quy tụ nhiều giống rau như cải bẹ, cải mầm, cải ngọt, rau ngót, mồng tơi, rau dền, ngọn bí, rau lang, các loại rau gia vị... Mỗi loại đều được trồng theo lô và đánh số thứ tự để tiện theo dõi, chăm sóc. Rau thải làm nguồn thực phẩm cho con vật nuôi, và rồi chất thải con vật nuôi lại được ủ làm men vi sinh để bón lại cho cây trồng. Cứ như vậy, nguồn rau dồi dào đủ để anh xuất bán rau ra thị trường với lượng khách hàng ổn định gần 100 hộ gia đình. Anh Tường nhẩm tính, mỗi tháng cơ sở rau hữu cơ cung cấp cho thị trường khoảng 6 tấn rau sạch các loại, cho doanh thu gần 200 triệu đồng.

Khách hàng giám sát trang trại

Anh Tường đang hướng đến các khách hàng cán bộ, viên chức và người có thu nhập khá trở lên, họ vốn dĩ không có nhiều thời gian để dạo chợ. Để tạo uy tín cho khách hàng và đảm bảo trong quá trình trồng rau không xảy ra sự cố, anh lắp camera trong khu nhà lưới, thậm chí cung cấp mật khẩu cho khách hàng truy cập để có thể giám sát toàn bộ quá trình xuống giống, chăm sóc và thu hoạch. “Rau bán được hay không là nằm ở uy tín của mình. Khi xây dựng trang trại, tôi phải tạo được niềm tin tốt nhất cho khách hàng và thương hiệu sản phẩm mình tạo ra”, anh chia sẻ.

Biết rõ nhu cầu của người tiêu dùng đang cần sản phẩm phải tuyệt đối an toàn, nên quá trình sản xuất tại trang trại rau của Huỳnh Đức Tường cũng phải hướng đến mục tiêu minh bạch trong các khâu, từ chọn giống, gieo trồng, chăm sóc cho đến thu hái, đóng gói. Anh cho biết mô hình rau khép kín của mình phải bám sát phương châm người tiêu dùng có thể kiểm chứng chất lượng sản phẩm và tự tin hướng đến mục tiêu phục vụ 200 khách hàng thường xuyên, tức nhiều gấp đôi số lượng hiện tại.

Tác giả bài viết: Mạnh Cường

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,675
  • Tổng lượt truy cập90,260,068
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây