Theo kế hoạch, thành phố sẽ tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền tại các tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội. Trong đó, tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, miền Trung và Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ). Đồng thời, giới thiệu một số sản phẩm đặc sản của một số doanh nghiệp nước bạn như: Lào, Thái Lan, Nhật Bản... nhằm tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương. Quy mô sự kiện khoảng 150 gian hàng; diễn ra trong 5 ngày chính thức; địa điểm tổ chức tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn).
Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo tổ chức khảo sát, lựa chọn các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chí quy định do Bộ Công Thương ban hành. Địa điểm thực hiện thí điểm tại các xã, phường (5 điểm), cụ thể: Phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai), xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây). Thành phố cũng sẽ tổ chức hội nghị triển khai, kết nối giới thiệu điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp thành phố. Tổ chức lễ khai trương các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn…
UBND thành phố giao Sở NN&PTNT là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP thành phố chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình OCOP thành phố Hà Nội năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lặp, đúng đối tượng, mục tiêu, kết quả đề ra (gắn với tình hình diễn biến của dịch bệnh covid 19); kiểm tra, giám sát tình hình thực, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Cơ quan thường trực Chương trình OCOP Trung ương theo quy định…
Các cơ quan báo chí thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức tuyên truyền giới thiệu trước và trong thời gian diễn ra các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền tại các tuyến đi bộ của Hà Nội. Đồng thời, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND thành phố yêu cầu: Các mô hình chỉ đạo điểm phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, gắn với những giải pháp trọng tâm của Chương trình OCOP, có hiệu quả, khai thác và phát huy được lợi thế của địa phương. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia và tiến độ thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước…
Theo Minh Châu/hanoi.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã