Học tập đạo đức HCM

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay xây dựng nông thôn mới: Chưa được đầu tư chiều sâu

Thứ bảy - 29/06/2013 21:40
Phát huy vai trò xung kích, gần hai năm qua, Đoàn thanh niên các cấp đã tích cực tham gia phong trào "Tuổi trẻ Thủ đô chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)".

Hàng trăm mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, hàng trăm công trình phúc lợi công cộng, đường ngõ xóm, công trình nhà cửa được tuổi trẻ triển khai, chỉnh trang, xây dựng góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương tươi mới hơn, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy vậy, phong trào vẫn chưa phát huy hết khả năng của thanh niên…
 
Thanh niên tình nguyện cùng bà con tham gia nạo vét kênh mương nội đồng. Ảnh: Nhật Mai
Thanh niên tình nguyện cùng bà con tham gia nạo vét kênh mương nội đồng. Ảnh: Nhật Mai

Khó không ngại, bại không nản 

Đó là tinh thần nhiệt huyết của nhiều thanh niên đối với phong trào "Tuổi trẻ Thủ đô chung tay xây dựng NTM". Nguyễn Bá Long, chủ mô hình chăn nuôi lợn ở thôn Tân Mỹ, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ là một điển hình. Sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, có nhiều lời mời đi làm với mức lương khá hấp dẫn, nhưng Long chọn cho mình hướng lập nghiệp tại quê hương. Ban đầu, Long đầu tư xây chuồng trại, lặn lội về Thái Bình mua lợn giống về nuôi, song do thiếu kinh nghiệm, 200 con lợn mang về chết dần vì khâu vận chuyển và chăm sóc chưa đúng cách. Thất bại nhưng không nản, Long đi học thêm kiến thức thú y, rồi anh mạnh dạn vay vốn đầu tư lứa lợn mới. Nay, anh đã làm chủ được kỹ thuật chăn nuôi và thành công với mô hình nuôi lợn sinh sản, mỗi năm thu lãi 300 triệu đồng, giúp hơn chục đoàn viên trong xã có việc làm thêm, thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng. Long cho biết, anh mong muốn được vay thêm vốn để mở rộng mô hình, giải quyết được nhiều việc làm hơn cho thanh niên trên địa bàn.

Mô hình của Long chỉ là điển hình trong số hàng trăm mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ. Có thể kể đến như mô hình trồng hoa ở Tây Tựu, rau sạch ở Đông Anh, hay trồng nấm ăn của nhiều đoàn viên ở các huyện phía tây thành phố. Bên cạnh động viên mỗi cá nhân thanh niên khu vực nông thôn phát huy năng lực, sở trường, tích cực tham gia phát triển kinh tế làm giàu cho bản thân và đóng góp với quê hương, tổ chức Đoàn thanh niên còn có nhiều chương trình hoạt động thiết thực tham gia xây dựng NTM. Tại huyện Đan Phượng, đoàn thanh niên cơ sở đảm nhận thi công 116 đoạn đường ngõ, xóm, với tổng chiều dài hơn 10km, huy động được hơn 2.200 ngày công lao động và đoàn viên cũng là lực lượng gương mẫu đi đầu vận động nhân dân hiến đất xây dựng NTM. 

Bí thư Đoàn xã Tân Hưng (huyện Sóc Sơn) Phạm Hồng Thái cho biết, một trong những việc quan trọng và khó trong xây dựng NTM là dồn điền, đổi thửa. Song, với tinh thần trách nhiệm và xác định vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn xã vận động thanh niên địa phương tham gia các việc nội đồng cùng bà con để vừa hỗ trợ công việc vừa tuyên truyền. Tại huyện Thanh Trì, đoàn viên thanh niên không chỉ gương mẫu thực hiện dồn điền, đổi thửa, mà còn nắm chắc các diện tích đất quy hoạch xây dựng NTM, từ đó tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện. Đoàn viên còn tích cực tham gia phá dỡ công trình sau khi người dân hiến đất và đảm nhận thiết kế, thi công xây dựng nhiều công trình bảo đảm đúng tiến độ… 

Chưa phát huy hết khả năng của thanh niên 

Để huy động đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng NTM, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã lập Ban chỉ đạo Đề án tuổi trẻ Thủ đô tham gia xây dựng NTM để chỉ đạo các quận, huyện đoàn triển khai tham gia trên 7 nhiệm vụ cụ thể. Gần hai năm qua, các quận, huyện đoàn đã triển khai khá nhiều đầu việc như: xây dựng 18 sân chơi cho thiếu nhi; đăng ký đảm nhận và huy động hàng vạn ngày công của thanh niên tu sửa mới hơn 300 nhà nhân ái, xây dựng 20 sân khấu ngoài trời; trao tặng 75 tủ sách thanh niên… Đặc biệt, Đoàn thanh niên đồng loạt ra quân với các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn; nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Với 15 tỷ đồng thành phố cấp riêng cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, Đoàn các cấp đã tiến hành cho vay hơn 100 dự án, giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động. Hiện nay, các "CLB thanh niên giúp nhau lập nghiệp" ở 19 huyện, thị đoàn đã được thành lập. 100% quận, huyện tổ chức duy trì hoạt động dọn vệ sinh môi trường ngày nghỉ…

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành đoàn Nguyễn Khánh Bình cho biết, kết quả Đề án tuổi trẻ Thủ đô tham gia xây dựng NTM chưa phát huy hết khả năng của thanh niên; chất lượng, quy mô, tổ chức còn nhỏ lẻ. Nguyên nhân do hiện nay ở một số đơn vị, việc triển khai thực hiện chưa được đầu tư chiều sâu và công tác kiểm tra, đánh giá kết quả việc tham gia xây dựng NTM của tổ chức đoàn, đoàn viên cấp cơ sở chưa nghiêm túc. Thành đoàn vừa xác định 11 chỉ tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015, trong đó sẽ triển khai các mô hình điểm: Thanh niên làm kinh tế giỏi, chi đoàn NTM, thanh niên xung kích bảo vệ môi trường làng nghề, bảo vệ dòng sông quê hương và mô hình hợp tác xã thanh niên. Trên cơ sở đó tổng kết, nhân rộng, đưa phong trào thanh niên xây dựng NTM dần đi vào chiều sâu. Thành đoàn cũng sẽ ban hành 10 tiêu chí xây dựng chi đoàn NTM, nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm, tính sáng tạo của tổ chức Đoàn.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập650
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm646
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại45,871
  • Tổng lượt truy cập88,724,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây