Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng biên An Phú

Thứ tư - 05/06/2013 22:56
Những con đường giao thông nông thôn chạy xuyên những cánh đồng xanh um ngút ngàn tầm mắt, những ngôi trường mới ngói đỏ, trung tâm thương mại đủ đầy, khang trang phủ khắp từ trung tâm huyện lỵ đến các xã vùng ven biên giới xa xôi... Khó có thể diễn tả hết những đổi thay trong cuộc sống của người dân vùng biên An Phú (An Giang), qua hai năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 

Phát huy sức dân

Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) huyện An Phú Nguyễn Văn Thao chia sẻ với chúng tôi. An Phú là một trong những huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh, do đó, từ những ngày đầu triển khai chương trình XDNTM, chính quyền địa phương từ huyện đến xã luôn cố gắng đi từng bước theo phương cách "chậm mà chắc", vận dụng mạnh mẽ chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Từ việc xây dựng kế hoạch cho chương trình, Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM huyện An Phú đã chỉ đạo cấp xã phải quán triệt công tác họp dân, lấy ý kiến từ nhân dân cùng với công tác tuyên truyền, lồng ghép với các cuộc vận động khác nhằm giúp người dân hiểu, đồng thuận góp sức cùng chính quyền địa phương thực hiện chương trình. 122 lượt tuyên truyền từ xã đến huyện với hơn 7.500 lượt bà con là những người có uy tín, người cao tuổi, chức sắc, chức việc tôn giáo và giáo cả cộng đồng dân tộc Chăm tham gia. Chính đội ngũ những người có uy tín trên hiểu, đồng thuận và vận động người thân, cộng đồng tham gia đã giúp chính quyền địa phương tiến hành các bước thực hiện XDNTM cực kỳ hiệu quả. Ðơn cử cho sự thành công ấy là Khánh An, một trong những xã biên giới được chọn là điểm cho chương trình. Phó Bí thư, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban Quản lý XDNTM xã Khánh An Nguyễn Huỳnh Long cho biết: "Ðược chọn là xã điểm XDNTM, chúng tôi cũng rất lo khi xuất phát điểm của địa phương còn khó khăn. Người dân còn chưa đủ ăn, đủ mặc thì làm sao kêu gọi họ góp tiền, góp sức cùng chính quyền thực hiện các công trình theo đề án XDNTM mà địa phương đã xây dựng. Thế nhưng, thông qua các cuộc trao đổi, tuyên truyền, những cái bắt tay chắc nịch, những lời hứa nghiêm túc từ bà con, đã tạo niềm tin lớn để địa phương bắt tay vào thực hiện".

Thành quả đầu tiên mà Khánh An đạt được trong XDNTM chính là công trình "đường ra cánh đồng" dài gần 1,2 km, lán xi-măng tải trọng xe hơn ba tấn, tổng trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng đã hoàn chỉnh ngay trong năm đầu thực hiện chương trình. Không khỏi phấn khởi khi đi trên công trình "đường ra cánh đồng", Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp An Khánh Lê Quốc Trạng cho biết: "Bây giờ đường đã xuyên ruộng, hàng hóa nông sản thu hoạch, bán ngay tại chỗ khỏi tốn xu nào tiền chuyên chở, giá cả lại cao, không hao hụt. Con đường này là mong ước bấy lâu nay của địa phương, nhưng chỉ khi XDNTM địa phương mới đạt được". Còn nông dân Dương Văn Hai, người hiến gần nửa công đất để làm con đường trên bày tỏ "Khi Nhà nước làm đường phải nói sao dân tin, dân tin rồi muốn sao cũng được. Có đường rồi thì dân mình hưởng cái lợi chứ ai. Nói thiệt chứ trước đây chưa có đường, nội tiền chuyên chở thôi, một công đất làm màu tốn ít cũng ba bốn triệu đồng/năm, lời lãi còn lại là bao. Giờ thì khỏi nói thêm, xe tải vào tận ruộng còn gì". Ðược biết, năm nay, con đường sẽ tiếp tục mở thêm, nối dài từ Khánh An đến thị trấn Long Bình. Ngoài ra, còn có công trình nghĩa trang cho người nghèo vượt lũ, diện tích hơn 6.500 m2 được bơm cát, tráng lấp cao ráo, trị giá hàng tỷ đồng...  Tổng nguồn huy động xã hội hóa trong xã năm 2012 đạt 9,980 tỷ đồng. Tất cả đã góp phần giúp địa phương thực hiện thắng lợi thêm chín tiêu chí trong năm 2012, nâng tổng tiêu chí xã đạt là 11/20 tiêu chí (An Giang đưa thêm tiêu chí về ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp, tăng một tiêu chí so với toàn quốc) với 39/59 chỉ tiêu đạt hoàn chỉnh.

Những bất cập cần tháo gỡ

Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo XDNTM huyện An Phú Trương Chí Thông cho biết: Trong kế hoạch thực hiện chương trình XDNTM, qua các đợt điều chỉnh, giai đoạn 2011 - 2015, An Phú có ba xã được tỉnh chọn làm điểm là Khánh An, Khánh Bình và Ða Phước. Trong đó, Khánh An đạt 35/59 chỉ tiêu, Khánh Bình 38/59 chỉ tiêu và Ða Phước là 32/59 chỉ tiêu. Phân loại theo tiêu chí thì có 8/14 xã, thị trấn đạt từ năm đến chín tiêu chí. Kết quả chung đến nay trên địa bàn huyện có 24 chỉ tiêu đạt 100%, tăng 13 chỉ tiêu so năm 2010. Tính đến nay, tổng nguồn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng chương trình XDNTM tại An Phú đạt khoảng 6,714 tỷ đồng (dân đóng góp 3,414 tỷ đồng)...

Thế nhưng, để chương trình XDNTM ở An Phú nói riêng, An Giang nói chung tiếp tục đi vào chiều sâu, nâng số xã đạt, vượt các chỉ tiêu, tiêu chí thì còn đó nhiều bất cập cần nhanh chóng giải quyết. "Từ nay đến năm 2015, An Phú quyết tâm hoàn thành ở các xã điểm XDNTM bằng cách vận dụng toàn bộ những nguồn từ các chương trình khác đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho các địa phương đáp ứng theo tiêu chí đề ra. Nhưng về lâu, về dài, Trung ương, tỉnh cần có phương cách hỗ trợ về tài chính hiệu quả hơn, cao hơn thời gian vừa qua mới mong chương trình XDNTM đạt theo đúng tiến độ đề ra", đồng chí Nguyễn Văn Thao, bày tỏ. "Thực tế thời gian qua, công tác cán bộ cấp xã, nhất là những cán bộ phụ trách chương trình, người được tập huấn thì chưa thạo việc đã luân chuyển, nghỉ việc. Người làm tốt thì bổ nhiệm vị trí cao hơn hoặc về địa phương khác lại bắt đầu từ đầu. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ về cả tài chính, biên chế cho chuyên trách XDNTM tuyến xã, thị trấn. Có như vậy, chúng ta mới mong việc và người luôn được vận hành trơn tru", Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo XDNTM huyện An Phú Trương Chí Thông nói thêm.

Những vướng mắc trong XDNTM của An Phú cũng là khó khăn của không ít xã ở An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Do vậy, tháo gỡ những khó khăn, cũng như phát huy cách làm sáng tạo của cấp cơ sở chính là đáp án quan trọng nhất đưa chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM ở nước ta đi đến thành quả như mong đợi.

 

BÀI VÀ ẢNH: BẢO TRỊ

Theo nhandan.org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập405
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại216,611
  • Tổng lượt truy cập90,280,004
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây