Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu dăm gỗ: Lợi và hại

Thứ hai - 08/04/2013 10:03
Việc xuất khẩu dăm gỗ từ gỗ rừng trồng có thể nói đã giúp tháo gỡ khó khăn về nhu cầu tiêu thụ rừng trồng trong dân từ hàng chục năm qua và cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng nhanh diện tích rừng trồng lên trên 2,5 triệu ha. Tuy nhiên, xung quanh việc xuất khẩu này ngày càng phát sinh nhiều bất cập.

Theo Bộ NN-PTNT, số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu dăm gỗ phát triển quá nhanh, không có quy hoạch, chưa gắn với vùng nguyên liệu. Việc có hàng trăm DN xuất khẩu dăm gỗ như Quảng Ninh 50 cơ sở, Bình Định 70 cơ sở. 2 năm trước Quảng Ngãi có 5 - 6 nhà máy trong Khu kinh tế Dung Quất hiện nay lên đến 11 nhà máy, nếu cả tỉnh lên đến 21 nhà máy. Do phát triển ồ ạt, lại thiếu quy hoạch nên nhiều nhà máy phải đối mặt với việc khan hiếm nguyên liệu, ảnh hưởng đến sản xuất. Diện tích rừng trồng trên cả nước dù có tăng hàng năm, nhưng mức gia tăng không theo kịp sự bùng nổ của các nhà máy, dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không ít DN thiếu nguyên liệu, mua cả cây non, làm giảm chất lượng sản phẩm, khách hàng ép giá, không chỉ gây thiệt hại cho DN mà còn với người trồng rừng.

Nhưng điều đáng nói hơn, 70%-80% lượng dăm gỗ xuất khẩu lại tập trung vào Trung Quốc, khi thị trường này hạn chế nhập khẩu như năm 2012 làm giá dăm gỗ xuống thấp. Người trồng rừng phải bán nguyên liệu với giá thấp. Trong khi đó, DN chế biến gỗ xuất khẩu phải nhập nguyên liệu gỗ, kể cả ván MDF từ dăm gỗ với giá cao hơn rất nhiều để sản xuất. Một tấn gỗ dăm trên thị trường khoảng 500.000 đồng, trong khi 1 tấn gỗ xẻ cho giá cao gấp 4 lần.

Năm 2011, Tổng Công ty Giấy Việt Nam xuất khẩu hơn 606.000 tấn dăm với giá khoảng 125USD/tấn, nhưng bột giấy nhập khẩu để sản xuất với giá 900-1.000USD/tấn. Theo Bộ NN-PTNT, 5 năm qua, gỗ rừng trồng chủ yếu cung cấp 80% nguyên liệu làm dăm gỗ xuất khẩu (thực chất là xuất thô) nhưng giá trị không cao, thật ra là rất thấp so với các mặt hàng khác được chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu và gỗ cao su. Năm 2012 xuất khẩu 5 triệu tấn dăm gỗ, tương đương 11 triệu m³ gỗ tròn chỉ mang về 650 triệu USD, bình quân 1,1 triệu đồng/m³ gỗ nguyên liệu xuất khẩu. Giá dăm gỗ xuất khẩu không thể đẩy lên được nhưng giảm giá là nguy cơ thường xuyên.

Đầu năm 2013 giá 138 USD/tấn, sau đó giảm xuống 120 USD/tấn, gần đây dù phục hồi nhưng cũng chỉ 130USD/tấn. Nếu thị trường gặp khó chính người trồng rừng sẽ gánh chịu hậu quả. Đây chính là sự trái khoáy trong điều hành và chính sách nên chưa tạo ra được chuỗi liên kết từ khâu trồng đến cung ứng cho DN chế biến để cả người trồng rừng và DN đều có lợi, giúp tạo ra thế cạnh tranh tốt hơn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu với các nước.

Mặc dù Bộ NN-PTNT xác định, việc xuất khẩu dăm mảnh, ván bóc vẫn phải duy trì vì người trồng rừng đa phần còn khó khăn, không có vốn đầu tư kéo dài thời gian trồng để có được gỗ lớn, chất lượng, nhưng Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, đi sâu vào chế biến, xuất khẩu sản phẩm sau dăm gỗ là lộ trình sẽ phải hướng đến. Hiện tại chưa đánh thuế ngay vào dăm gỗ xuất khẩu vì ảnh hưởng ngay đến người trồng rừng, nhưng nhà nước sẽ có có chính sách cho người trồng rừng cũng như khuyến khích phát triển tinh chế sau dăm gỗ nhằm tiến dần đến việc thạn chế tình trang xuất khẩu “xuất thô”, nên về lâu dài sẽ đánh thuế dăm gỗ xuất khẩu.

ĐĂNG LÃM
theo sggp

 Tags: rừng trồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm108
  • Hôm nay23,048
  • Tháng hiện tại248,196
  • Tổng lượt truy cập85,155,232
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây