Học tập đạo đức HCM

Hành trình 19 năm giúp dân giảm nghèo ở Quảng Bình

Thứ tư - 06/10/2021 19:11
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, cùng sự tham gia tích cực của các cấp ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, 19 năm qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội địa phương (tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 3,5%).

Dòng chảy vốn chính sách luôn được khơi thông, kịp thời tạo điều kiện cho 100% hộ nghèo và hộ đồng bào DTTS khó khăn được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước để phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống. Từ đó, góp phần đưa địa phương hoàn thành trước thời gian Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020.

Anh Hồ Minh ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh vay vốn ưu đãi phát triển chăn nuôi dê
Anh Hồ Minh, dân tộc Vân Kiều, ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh lập nghiệp chỉ với 400.000 đồng trong tay. Với sự giúp đỡ của chính quyền xã Trường Xuân, anh mạnh dan vay 50 triệu đồng từ NHCSXH. Có tiền trong tay, anh mua 10 con trâu cái thả vào rừng. Vài năm sau, đàn trâu của anh Minh đẻ lứa đầu tiên và anh bán 5 con nghé, số tiền bán được anh dùng để đào ao rộng 60 m² và thả 1.000 con cá trắm, cá mè, cá rô phi. Sau đó, anh tiếp tục bán nghé và mua 15 con dê về nuôi trong vườn.

Hiện tại thu nhập của gia đình anh Minh mỗi năm được 200 triệu đồng. Anh xây được một ngôi nhà khang trang và mở quán tạp hóa để vợ bán hàng. Người dân trong bản ai muốn nuôi trâu, dê, cá đều được anh hướng dẫn tận tình.

“Nếu không có nguồn vốn vay của NHCSXH, gia đình tôi đã không thể có được cơ ngơi như ngày hôm nay”, anh Hồ Minh cho biết.

Gia đình anh Đinh Pin (người dân tộc A Rem ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch), nhờ vốn vay ưu đãi đã trồng được 1 ha thông lấy nhựa, nuôi 7 con bò, 25 con dê. Từ đó, anh thoát nghèo, xây được ngôi nhà kiên cố để an cư lập nghiệp.

Anh Đinh Pin tâm sự “Người dân tộc A Rem trước kia khổ cực lắm, chỉ biết sống dựa vào rừng, đi săn nuông thú thôi. Từ khi được vay vốn ưu đãi và Trưởng bản động viên, mình đã biết trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống cải thiện hẳn lên”.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình Trần Văn Tài cho biết, với định hướng hoạt động từ khi thành lập đến nay là tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước về một đầu mối, chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân địa phương triển khai nhiều giải pháp phù hợp để huy động nguồn vốn từ nhiều kênh, nhiều đối tượng với nhiều hình thức.

Từ nguồn vốn bàn giao ban đầu 200 tỷ đồng, đến 30/9/2021, tổng nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đã đạt 3.672 tỷ đồng, gấp 18 lần so với năm 2002. Chi nhánh đã nỗ lực huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình cho hơn 20.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh đã quán triệt đầy đủ nội dung Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, chỉ đạo sâu sát việc giao các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước về một đầu mối quản lý thống nhất, đồng thời, cân đối bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hiện, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH là 100,6 tỷ đồng, đạt 165% kế hoạch tăng trưởng.

Song hành với công tác huy động nguồn vốn, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Phối hợp cùng các tổ chức chính trị-xã hội ký kết hợp đồng ủy thác cho vay vốn chính sách, cùng chung tay chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước kịp thời đến người dân. Hiện nay, 523 tổ chức chính trị-xã hội các cấp nhận ủy thác đang tham gia quản lý 3.624 tỷ đồng, chiếm 99,7% tổng dư nợ. Đặc biệt, việc thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn - “cánh tay nối dài” của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách đã góp phần không nhỏ vào chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn ưu đãi đến đúng các đối tượng thụ hưởng.

Dù thiên tai, dịch bệnh, nguồn vốn được Trung ương cấp, của địa phương ủy thác đã được đội ngũ cán bộ tín dụng chính sách chuyển tải về 151 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, phân bổ tới 1724 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, bản, giúp người dân có vốn kịp thời khôi phục, phát triển kinh tế gia đình, ổn định, nâng cao cuộc sống.

Nhiều hộ thoát nghèo bền vững nhờ mô hình đánh bắt cá và nuôi cá lồng trên sông từ vốn vay chính sách
Trên chặng đường đồng hành với hộ nghèo, chi nhánh đã xây dựng được bộ máy điều hành, tác nghiệp khá hoàn chỉnh, có trình độ, không quản ngại địa hình khó khăn để trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi tại Điểm giao dịch ở các xã vùng sâu, vùng xa. Cùng bám sát cơ sở, cùng bàn bạc với chính quyền, hội, đoàn thể, cùng hướng dẫn người nghèo vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.

Đặc biệt những ngày này, toàn đơn vị từ tỉnh đến huyện, từ lãnh đạo đến cán bộ tín dụng chính sách không quản ngại thiên nhiên khắc nghiệt, dịch bệnh lan rộng, vẫn khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết mới của Chính phủ về việc cho vay để trả lương ngừng việc, trả lương khôi phục sản xuất kinh doanh cho người lao động chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, đồng thời tổ chức giao dịch bù các phiên giao dịch bù phải hoãn do dịch bệnh.

Trên suốt chặng đường 19 năm đồng hành với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đã lập được những thành tích xuất sắc, xứng đáng nhận được sự ủng hộ của nhân dân và được trao tặng phần thưởng cao quý Huân chương lao động hạng Nhất năm 2016.

Thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục bám thật sát các chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, tập trung huy động thật nhiều nguồn lực, chuyển tải kịp thời đồng vốn về các vùng miền, phục vụ đắc lực công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Đồng thời, tiếp sức nhiều công ty, nhà máy vay vốn chính sách để trả lương ngừng việc, trả lương khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng dịch COVID-19 theo Nghị quyết của Chính phủ.

Theo Dư Uyên/baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Doi-song/Hanh-trinh-19-nam-giup-dan-giam-ngheo-o-Quang-Binh/448705.vgp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay37,744
  • Tháng hiện tại845,263
  • Tổng lượt truy cập85,752,299
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây