Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, với công suất thiết kế 100 triệu con gà thịt/năm (sau năm 2023), chiếm khoảng 20% tổng lượng gà cả nước, CPV Food Bình Phước đi vào vận hành sẽ đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm từ gia cầm lớn trên thế giới, giúp thúc đẩy mạnh sự phát triển ngành chăn nuôi trong nước. Đây là niềm vui chung không chỉ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Phước mà của toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu. Công ty CP cần tiếp tục hoàn thành 5 hợp phần tiếp theo. Ngoài ra, cần phối hợp với chính quyền địa phương, Sở ban ngành xây dựng thành vùng an toàn dịch bệnh, tiếp tục mở rộng thị trường để có thể xuất khẩu gà đi thế giới.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Bình Phước, Bình Dương và của các nhà đầu tư đã có những cách làm sáng tạo trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vẫn hoàn thành nhà máy, xuất khẩu những lô hàng đầu tiên đi nước ngoài, tạo ra sự tăng trưởng.
Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng của địa phương và các doanh nghiệp cần tích cực chuẩn bị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và mở rộng các khu công nghiệp để đón nhận các nhà đầu tư, trong đó chú trọng ưu tiên các nhà máy đầu tư thông minh, mang lại giá trị gia tăng cao.
Dự án CPV Food với số vốn đầu tư ban đầu 250 triệu USD - là nhà máy chế biến thịt gà có quy mô lớn nhất Đông Nam Á - kỳ vọng sẽ cung cấp sản phẩm thịt gà chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Nhật Bản (45%), châu Âu (35%), châu Á (10%) và Trung Đông (10%).
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 có quy mô 50 triệu con gà thịt/năm, giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2023 với công suất 100 triệu con/năm. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng mô hình kinh doanh khép kín gồm: 1 Nhà máy thức ăn chăn nuôi; 5 Trại gà giống bố mẹ; 1 Nhà máy ấp trứng; 24 Trại gà thịt; 1 Nhà máy giết mổ-chế biến. Năm 2020 sẽ xuất khẩu sang các nước Hong Kong, Lào, Cambodia, Mynamar. Năm 2021 sẽ xuất khẩu thêm ra các nước: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, Mông Cổ, Trung Đông.
Tổ hợp chế biến gà xuất khẩu Bình Phước ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu, tổ chức sản xuất và chế biến an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường. Việc ứng dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn Big Data … trong quản lý điều hành và sản xuất chăn nuôi được CPV Food đánh giá là khâu then chốt. Đây sẽ là điều kiện nhằm nâng cao nâng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với giá thành hợp lý, hướng đến chăn nuôi phát triển bền vững.
Ngoài ra, dự án này còn mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi trong vùng an toàn dịch bệnh như: Tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động; giảm thiểu ô nhiễm môi trường do quy hoạch chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung và cách xa khu dân cư; tư vấn miễn phí và hỗ trợ công tác phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo năng suất chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng; tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi – thú y; nâng cao nhận thức về an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi trong vùng giúp nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế; lấy mẫu xét nghiệm, xét nghiệm miễn phí bệnh cúm gia cầm và dịch tả gà để giám sát bệnh. Đặc biệt, hỗ trợ miễn phí công tác tiêu độc khử trùng 3 lần/năm để giảm thiểu tối đa áp lực mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi.
HNN (tổng hợp)/Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT (mard.gov.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;