Chăn nuôi an toàn sinh học là tổng thể các biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh. Để thực hiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học, theo kỹ sư Đoàn Trần Anh Minh - Phó Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị, người dân cần thực hiện tốt các yêu cầu: về chuồng trại; con giống; thức ăn, nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh thú y; xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, để tái đàn lợn người nông dân cần thực hiện các nguyên tắc sau: Chỉ nên thực hiện tái đàn lợn tại các xã, phường, thị trấn không có dịch hoặc đã công bố hết dịch; Khi tái đàn cần thực hiện nuôi thí điểm với số lượng 10% tổng số lợn tối đa có thể nuôi tại cơ sở của mình, sau đó nếu an toàn mới tăng dần quy mô; Khi tái đàn hoặc nuôi mới phải thực hiện nghiêm túc việc kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương.
Ngoài ra, để chủ động phòng chống dịch bệnh, người dân cần thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; Không mua lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh; Không bán chạy lợn bệnh; Không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch; Không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra môi trường.
Để phát triển chăn nuôi ổn định các hộ nuôi cần ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học bổ sung chế phẩm gắn sản xuất theo chuỗi sản phẩm; bên cạnh đó cần chú trọng đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn tin: Phàn Việt Toàn/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã