Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Phạm Đức Triều (SN 1991) ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết: Giò phong lan rừng Phi điệp tím này là giống Phi điệp thuần miền Nam. Anh Triều được một người bạn tặng giò phong lan rừng Phi điệp tím này cách đây hơn 4 năm. Khi mới đem về trồng, giò Phi điệp tím khá bé.
Đến nay, sau hơn 4 năm chăm sóc, giò lan rừng Phi điệp tím trên đã ra thêm tua tủa các thân hoa. Trung bình mỗi thân hoa Phi điệp tím dài 80 – 90 cm. Cá biệt có những thân hoa Phi điệp tím dài cả mét. Giò phi điệp tím kết hoa sum suê, mỗi mắt trên thân Phi điệp đều có 3 – 4 bông hoa tạo thành những suối hoa tím tuôn dài.
Khi anh Triều chia sẻ hình ảnh giò lan rừng Phi điệp tím "khủng" dài cả mét này lên mạng xã hội facebook đã nhận được sự quan tâm đông đảo của người yêu phong lan, nhất là những người yêu và có niềm đam mê t trồng phong lan Phi điệp tím.
Nhiều người đã liên hệ với anh Triều hỏi mua giò phong lan rừng Phi điệp tím với giá cao hàng chục triệu đồng, nhưng anh Triều không có ý định bán.
Anh Triều bộc bạch: "Giò lan rừng Phi điệp tím này ra hoa rất sai, bền cả tháng trời, hương thơm đậm đặc trưng. Độ này đang "sốt" hoa lan nên có nhiều khách hỏi mua giò Phi điệp trên nhưng em không có ý định bán. Không phải là em làm cao, hay làm giá đâu. Tiền quý thật nhưng có những thứ còn quý hơn tiền, đó chính là những thứ gắn bó bền lâu với mình, là kỷ niệm của những năm tháng vui buồn bên hoa lan, nhất là giò lan rừng Phi điệp tím...".
Chia sẻ quan điểm về dòng lan rừng Phi điệp đột biến (trong Nam gọi là giả hạc đột biến) chàng trai Phạm Đức Triều cho biết: "Em chưa có điều kiện chơi lan rừng Phi điệp đột biến. Vì dòng lan Phi điệp đột biến hay còn gọi là các loài lan rừng giả hạc đột biến khá đắt đỏ. Chơi dòng lan Phi điệp đột biến cần đầu tư vườn trồng chuyên nghiệp. Em chơi lan rừng vì đam mê, chứ chưa có ý định kinh doanh...".
Phạm Đức Triều tâm sự: "Hiện tại em không đầu tư làm vườn hay giàn trồng lan rừng chuyên nghiệp. Em treo các giỏ lan rừng trên các gốc cây xoài cổ thụ trong vườn nhà, ở khuôn viên ngôi nhà. Cách làm này là để hướng cho cây theo kiểu tự nhiên như ở rừng để hoa đạt và đẹp hơn. Khi nào tới mùa hoa, em đưa vào treo trên thềm nhà để thưởng thức và ngắm...".
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN kỹ thuật chăm sóc lan rừng Phi điệp tím anh Triều cho biết: Về kỹ thuật ghép lên lũa khi ghép lan Phi điệp tím (lan giả hạc) lên lũa, anh Triều thường lót một chút rêu rừng để giữ ẩm trong thời gian đầu khi cây hoa lan ra rễ mới. Sau đó, dùng dây cột cố định cây lan rừng lên lũa. Sau khi lan rừng ra rễ mới bám tốt vào giá thể, tránh trường hợp lung lay gãy rễ non ảnh hưởng đến việc phát triển của cây. Chú ý khi cố định giò lan rừng phải tránh được mầm gốc và mắt ngủ của gốc lan không bị che đi.
-Về phân bón cho lan rừng: Đầu mỗi mùa mưa anh Triều thường dùng phân gà viên nén (dynamic) của Bỉ + phân chì tan chậm của Nhật + phân trùn quế viên nén rồi trộn đều, đóng vào túi lưới rồi buộc lên phần trên của gốc để giò phong lan rừng "ăn" dần. Ngoài ra có thời gian, có thể xịt bổ sung thêm phân bón trung vi lượng để cây hoa lan hấp thụ và phát triển thêm.
-Về cắt nước để ép hoa lan rừng Phi điệp tím ra đều: Sau khi cây lan rừng đã thắt ngọn xịt bổ sung thêm phân bón lá với hàm lượng kali cao để màu hoa đẹp và bền. Khi cây lan rừng chuyển vàng và rụng lá là giai đoạn nghỉ của cây cũng là lúc cắt nước không tưới 1 tháng. Sau đó tưới đều trở lại trở lại mầm lan rừng lúc này đã nảy đều và theo đó hoa lan rừng Phi điệp tím cũng rất tự nhiên và đều đẹp...
Nguồn tin: Đức Thịnh/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã