Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tài Chính, Hội Nông dân tỉnh; thủ trưởng, lãnh đạo phụ trách các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực Nông lâm nghiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp, lãnh đạo Văn phòng NTM các huyện, thành phố.
Đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo dự thảo Đề án Cải tạo vườn tạp, Xây dựng vườn mẫu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025 tại Hội nghị.
Dự thảo Đề án Cải tạo vườn tạp, Xây dựng vườn mẫu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025 có bố cục 5 phần gồm: Sự cần thiết xây dựng Đề án; Thực trạng cải tạo vườn tạp và xây dựng vườn mẫu; Thuận lợi, khó khăn, thách thức và nguyên nhân; Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu. Theo đó, mục tiêu chủ yếu của Đề án là tạo đột phá về sinh kế cho người dân trên địa bàn. Mục tiêu cụ thể, năm 2020 lựa chọn thực hiện điểm tại 03 vùng, khoảng 35 hộ có điều kiện thuận lợi; Năm 2021 - 2025, trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2020, ưu tiên triển khai tại các xã đạt chuẩn Nông thôn mới của giai đoạn 2014 - 2020. Dự kiến đến hết năm 2025 công nhận khoảng trên 2 nghìn vườn mẫu; cải tạo gần 17 nghìn rừng tự nhiên nghèo sang trồng rừng kinh tế bằng giống tốt có thâm canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Tổng ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ thực hiện vườn mẫu khoảng 24,028 tỷ đồng…
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia ý kiến vào Đề án, đề xuất Xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng NTM và phát triển Du lịch.
Đại biểu huyện Bắc Quang tham gia góp ý vào dự thảo Đề án Cải tạo vườn tạp, Xây dựng vườn mẫu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025.
Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị đồng tình và thống nhất cao nên xây dựng Đề án Cải tạo vườn tạp, Xây dựng vườn mẫu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025. Đồng thời cho rằng, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn là loại hình kinh tế gắn chặt với các hộ gia đình, đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp. Hà Giang là tỉnh có trên 90% dân số sống ở vùng nông thôn, trên 85% số lao động sản xuất nông lâm nghiệp; Cơ bản các hộ sản xuất nông nghiệp đều có vườn hộ gần nhà thuận lợi cho tự trồng rau và cây ăn quả phục vụ nhu cầu hàng ngày, tạo thu nhập thường xuyên của hộ gia đình. Tuy nhiên những năm qua kinh tế vườn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh sẵn có, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, bộ mặt nông thôn chưa thực sự khởi sắc, năng suất các loại cây trồng không cao… Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, nếu thực hiện tốt công tác cải tạo, quy hoạch lại cơ cấu cây trồng , áp dụng khoa học kỹ thuật vào nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng từ diện tích đất trồng sẽ đem lại nguồn thu nhập khá lớn trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, các đại biểu cũng cho ý kiến về bố cục, nội dung, tính khả thi, kinh phí, mức hỗ trợ khi triển khai thực hiện Đề án…; đồng thời đề xuất bổ sung một số giải pháp thực hiện hiệu quả Đề án, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Đề án; nên tổ chức đánh giá hiệu quả của Đề án sau khi thực hiện…
Trên cơ sở ý tham gia của các sở, ngành, đơn vị, địa phương, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc xây dựng dự thảo Đề án Cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025 làm cơ sở lấy ý kiến tham gia góp ý tại Hội nghị. Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thống nhất Tên gọi của Đề án: “ Cải tạo vườn tạp, Xây dựng vườn mẫu nâng cao thu nhập cho nông hộ tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025”; kết cấu Đề án gồm 3 phần: Phần 1: Thực trạng sự cần thiết và các căn cứ để xây dựng Đề án; Phần 2: Nội dung Đề án gồm 3 mục: Quan điểm, mục tiêu; nhiệm vụ, giải pháp và tác động của Đề án (tác động về mặt xã hội, kinh tế, môi trường); Phần 3: Tổ chức thực hiện. Thời gian, lộ trình thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025. Đồng thời giao Văn phòng Điều phối NTM tỉnh là cơ quan đầu mối trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án; đối với cấp huyện, thành phố giao Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện, thành phố. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia tại Hội nghị, hoàn thiện dự thảo Đề án, tiếp tục xin ý kiến các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Thời gian hoàn thành trước 15/5/2020 trước khi trình BTV Tỉnh ủy phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện theo đúng quy định. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu sự vào cuộc của các cấp ngành để Đề án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo đầy đủ, chất lượng, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt là tạo đột phá về sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Theo Hồng Minh/hagiang.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã