Trong đó, đã ra mắt mô hình của thanh niên Phạm Tiến Tường, (SN 1993) làng K130, thịtrấn Nghèn, sản xuất nhôm kính, có quy mô đầu tư lớn khoảng 700 triệu đồng; mô hình của anh Nguyễn Hữu Nhân, (SN 1990), thôn Đập Lã, xã Sơn Lộc, sản xuất đồ gỗ, quy mô vốn đầu tư khoảng 200 triệu đồng; mô hình chăn nuôi tổng hợp tại xã Khánh Vĩnh Yên của anh Trần Xuân Thái (SN 1986),chăn nuôi tổng hợp có quy mô rộng 2 ha.
Được biết, từ đầu năm đến nay BTV huyện đoàn Can Lộc xây dựng và ra mắt được 16 mô hình. Để thành lập, ra mắt các mô hình ngoài sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân và gia đình, các ĐVTN còn nhận được được hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương đoàn, Tỉnh đoàn và nguồn vốn từ nghị quyết hội đồng nhân dân huyện. Tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở cũng luôn đồng hành, hướng dẫn, tư vấn hướng nghiệp và thường xuyên về tận nơi để động viên các mô hình kinh tế thanh niên.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, tình hình thất nghiệp diễn ra tại các thành phố lớn thì các mô hình kinh tế lập nghiệp ngay trên quê hương có ý nghĩa thiết thực không chỉ giúp đỡ các đoàn viên thanh niên lập nghiệp, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho bản thân, mà còn có ý nghĩa nhân rộng và phát triển các mô kinh tế do thanh niên làm chủ trong thời đại mới./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh