Học tập đạo đức HCM

Bà đỡ “mát tay” cho các mô hình kinh tế của phụ nữ

Thứ ba - 06/10/2020 04:25
Với sự năng động, trách nhiệm của chị Phạm Thị Hà, Chủ tịch Hội LHPN xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã có 28 mô hình kinh tế và 5 tổ hợp tác do hội viên phụ nữ làm chủ được thành lập. Bản thân gia đình chị luôn gương mẫu đi đầu, mạnh dạn xây dựng mô hình kinh tế lớn trồng cây ăn quả 1200 gốc cam, đến nay đã cho thu nhập có hiệu quả bền vững.
Chị Hà (trái ảnh) thăm mô hình kinh tế phá bỏ vườn tạp trồng cây ăn quả kinh tế cao của hội viên
Chị Hà (trái ảnh) thăm mô hình kinh tế phá bỏ vườn tạp trồng cây ăn quả kinh tế cao của hội viên

Đi đầu, dậy trước

Chị Hà có dáng người phốp pháp, khỏe mạnh, miệng cười tươi. Bén duyên với công tác Hội từ năm 2003, nhiều năm liền chi hội của chị là chi hội vững mạnh, luôn đi đầu trong các phong trào của Hội Phụ nữ Đức Lạng. Năm 2014, chị được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã, niềm hăng say với công tác Hội của chị như được chắp thêm đôi cánh. 

Là Chủ tịch Hội LHPN xã, chị Hà xác định muốn tuyên truyền, vận động hội viên thì bản thân phải làm gương, đi đầu dậy trước. Chia sẻ suy nghĩ đó và nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn từ chồng con, năm 2016, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư cải tạo 4 ha vườn tạp để trồng cây ăn quả với 1.200 gốc cam, nuôi 22 đàn ong lấy mật. Sau 4 năm, với sự cần cù, chịu khó của anh chị, mô hình đã phát triển và cho thu nhập trên 700 triệu đồng năm.

Bận rộn với nhiệm vụ của Hội nhưng “về đến nhà là miệng nói, tay làm” – đó là lời nhận xét của chồng chị cùng với nụ cười hồn hậu và ánh mắt lấp lánh niềm tự hào khi anh nói về người vợ của mình. Không phụ lòng bố mẹ, 2 con trai của anh chị cũng luôn chăm ngoan, học giỏi, yêu lao động, sẵn sàng hỗ trợ bố mẹ khi có thời gian. Gia đình anh chị nhiều năm liền là gia đình văn hóa của địa phương.

“Bà đỡ mát tay”

Đức Lạng là địa bàn có lợi thế về diện tích vườn đồi nhưng trước đây phần lớn đều để lãng phí, chủ yếu là vườn tạp, hiệu quả kinh tế rất thấp, đời sống hội viên phụ nữ nhiều khó khăn, chị em loay hoay chưa tìm được hướng sinh kế phù hợp. Sau khi được giao trọng trách Chủ tịch Hội LHPN xã, thực hiện phong trào tham gia xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, chị Hà luôn trăn trở “Làm sao để hội viên của mình thoát nghèo, hộ trung bình vươn lên khá, làm giàu trên chính quê hương mình”

Từ suy nghĩ đó, chị đã nghiên cứu rất kỹ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của tỉnh, huyện; tham quan các mô hình kinh tế vườn đồi ở các huyện bạn (Hương Sơn, Hương Khê) và áp dụng thành công mô hình trồng cây ăn quả của gia đình. Từ mô hình của bản thân, chị Hà đã tổ chức họp Ban Chấp hành Hội LHPN xã, phổ biến về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của tỉnh, huyện; giải thích rõ cho chị em đây chính là cơ hội mà bản thân mỗi cán bộ Hội cần tiếp cận chính sách, vươn lên phát triển kinh tế để lan tỏa tinh thần quyết tâm vươn lên cho toàn thể hội viên.

Chị nói: “Chúng ta là những người làm công tác tuyên truyền, muốn chị em nghe thì cần phải hiểu biết cặn kẽ, nói có cơ sở và trước hết phải làm gương. Thấy mình làm tốt rồi thì chị em mới nghe, mới tin, mới làm theo…”.

Đúng như lời chị, đội ngũ chi hội trưởng là những người tiên phong, vận động chồng con tham gia đăng ký xây dựng mô hình. Chị Hà tự hào: “Những mô hình đầu tiên tôi vận động thành lập chủ yếu là của gia đình các chị chi hội trưởng phụ nữ, các tổ hợp tác cũng do các chi hội trưởng làm tổ trưởng, bây giờ các chị đã tạo ra thu nhập ổn định, bền vững nên đi làm công tác Hội càng hăng say hơn, vận động nhân rộng mô hình cũng dễ hơn”.

Để nhân rộng các mô hình, chị lập danh sách theo thứ tự ưu tiên những gia đình có các thế mạnh để phát triển kinh tế như: có diện tích vườn đồi rộng, có khả năng tưới tiêu thuận lợi, có nguồn lao động và cần cù, chịu khó… Từ đó, chị phân công cán bộ Hội đến tận các hộ gia đình để thuyết phục, vận động hội viên và chồng con mạnh dạn thay đổi tư duy, phá bỏ vườn tạp, quy hoạch phát triển kinh tế. Sau khi có danh sách các hộ đăng ký, Hội LHPN xã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả có múi…; đồng thời hướng dẫn các gia đình tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Với sự tận tình, trách nhiệm và tâm huyết, chị Hà đã tuyên truyền, vận động xây dựng được 28 mô hình kinh tế trong toàn xã, trong đó có 3 mô hình lớn trồng cây ăn quả tạo việc làm cho từ 2- 4 lao động, doanh thu từ 200 – 500 triệu đồng/năm; 6 mô hình vừa; 19 mô hình nhỏ. Vận động, hỗ trợ thành lập 5 tổ hợp tác: chăn nuôi - làm vườn, dịch vụ nấu ăn, thu mua phế liệu gắn với phân loại rác tại nguồn... có 48 thành viên tham gia. Đến nay, các mô hình, tổ hợp tác do chị hỗ trợ thành lập đã phát triển hiệu quả, bền vững, mang lại nguồn thu nhập lớn cho các gia đình... Phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi đang trở thành phong trào mạnh mẽ của chị em hội viên phụ nữ và nhân dân xã Đức Lạng.

Những đóng góp không nhỏ đó đã góp phần đưa xã Đức Lạng trở thành một trong những xã nông thôn mới từ rất sớm (2015). Chị và tập thể Ban Thường vụ Hội LHPN xã Đức Lạng nhiều năm liền đã được nhận bằng khen, giấy khen của TW Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Đức Thọ… về những thành tích xuất sắc trong họat động công tác Hội, phong trào phụ nữ và tham gia xây dựng nông thôn mới.

Nói về chị Hà, chị Trần Thị Minh Thảo - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đức Thọ khẳng định: “Chị Hà là một cán bộ Hội năng động, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, hăng say với công tác Hội. Chính những người như chị Hà đã tiếp thêm lửa, thổi luồng gió mới, đưa phong trào của các cấp Hội ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, thiết thực”. Còn chị Hà thì tự hào: “May mắn của tôi là luôn nhận được sự ủng hộ của chồng và các con khi tham gia các hoạt động phong trào”.

 

Nguyễn Nguyễn/http://hoilhpn.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại956,117
  • Tổng lượt truy cập92,129,846
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây