Tháng 3 năm 2018, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 500/QĐ-UBND phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu sẽ thực hiện tại 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường; Giai đoạn 2020 - 2030 mở rộng ra tất cả các sản phẩm truyền thống có tiềm năng sản xuất hàng hóa và các sản phẩm mới.
Giai đoạn 2018-2020, Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đã tổ chức đánh giá phận hạng được 120 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3, 4 sao cấp tỉnh, trong đó 02 sản phẩm Trà xanh, Hồng trà đề xuất Trung ương đánh giá công nhận 5 sao cấp Quốc gia của 63 chủ thể (09 Doanh nghiệp, 46 HTX, 08 hộ gia đình) trên địa bàn trong tỉnh. Các sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành là thực phẩm (104 sản phẩm), đồ uống (10 sản phẩm), thảo dược (01 sản phẩm), thủ công mỹ nghệ (01 sản phẩm), vải, may mặc (03 sản phẩm), Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch (01 sản phẩm).
Tỉnh Hà Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, bằng sự nỗ lực và phấn đấu của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng đồng tình của nhân dân trên địa bàn chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, đến nay toàn tỉnh đã công nhận được 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Xác định là nội dung quan trọng, ngay từ khi mới triển khai, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh tập trung xây dựng các chuyên mục, bài, phóng sự về chương trình, tập trung tuyên truyền sâu rộng về nội dung Chương trình OCOP. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố tuyên truyền Chương trình OCOP trên các website của các đơn vị, tại các hội nghị, hội thảo cấp tỉnh, huyện, xã; các cuộc họp, hội nghị của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp...
Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông triển khai, xây dựng Website Chương trình OCOP (https://ocop.hagiang.gov.vn) để tuyên truyền triển khai, thực hiện Chương trình OCOP, đồng thời, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang;
Chương trình OCOP đã tạo ra cơ hội để nông dân liên kết, xây dựng hợp tác để sản xuất ra sản phẩm, quan trọng hơn cả sản phẩm OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp sức tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới; đồng thời, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình OCOP ngoài mục đích phát triển kinh tế, còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn như giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm tự hào của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường; Phát huy nguồn lực cộng đồng về tri thức quản trị, các giá trị văn hóa truyền thống, lối sống của cư dân nông thôn, công nghệ, nguyên liệu địa phương và sự tham gia giám sát của cộng đồng./
T.Hiền
https://www.mard.gov.vn/Pages/chuong-trinh-moi-xa-mot-san-pham-o-ha-giang.aspx?item=6
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;