Học tập đạo đức HCM

Điện Biên: Tổng kết lớp đào tạo giảng viên cấp tỉnh IPM (TOT) trên cây lúa vụ mùa 2021

Thứ tư - 29/09/2021 07:01
Ngày 24/9/2021, tại thành phố Điện Biên, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Điện Biên tổ chức tổng kết lớp đào tạo giảng viên IPM (ToT) trên cây lúa vụ mùa năm 2021.

Tại Điện Biên, lúa là một trong những cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tuy nhiên người nông dân phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây thiệt hại năng suất như: điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tác động của các yếu tố dịch hại (côn trùng, bệnh, cỏ dại, chuột,…), trong đó dịch hại là yếu tố gây hại hàng đầu. Để phòng trừ các đối tượng sinh vật hại, bà con nông dân vẫn chủ yếu dựa vào thuốc bảo vệ thực vật. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật hại đã gây nhiều hệ lụy như: ô nhiễm môi trường, tạo sự kháng thuốc đối với một số dịch hại và gây hiện tượng bùng phát của dịch hại. Đặc biệt việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản sẽ là mối đe dọa đến sức khỏe con người.

Chương trình học được diễn ra trong 12 ngày trải dài trong suốt vụ lúa mùa 2021, chia thành 6 đợt tương ứng với các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa và sự phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật hại. Học viên được giảng viên cấp quốc gia của Cục BVTV hướng dẫn lý thuyết trên lớp và thực hành ngoài đồng ruộng. Trên cơ sở được thảo luận, trao đổi và thực hành, các học viên đã được trang bị và nâng cao nhận thức về kỹ thuật trồng chăm sóc cây lúa, hiểu rõ bản chất sinh lý cây lúa qua các giai đoạn phát triển suốt vụ; phương pháp điều tra, phân tích hệ sinh thái ruộng lúa, từ đó đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp dựa trên thực tế đồng ruộng. Ngoài ra học viên của lớp đã thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng, thí nghiệm trong phòng. Các thí nghiệm đều đạt kết quả tốt, thông qua thí nghiệm học viên đã thu được những kiến thức thực tế  để áp dụng vào bài giảng lớp huấn luyện nông dân.

1 92

Lớp tập huấn chia thành 6 đợt tương ứng với các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa và sự phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật hại

Đặc biệt các học viên sẽ được hướng dẫn cách truyền tải những kiến thức đã học một cách dễ hiểu, dễ áp dụng để bà con nông dân có thể tiếp thu, ứng dụng vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đồng thời hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Kết quả học tập qua 6 đợt huấn luyện, 50 nông dân của 2 xã Thanh Chăn và Thanh Xương tham gia đã được nâng cao nhận thức về hệ sinh thái ruộng lúa, các thành phần trong hệ sinh thái ruộng lúa, nhận biết sinh vật gây hại và các loài thiên địch, người bạn của nhà nông, biện pháp tác động để tạo cây trồng khỏe, các giải pháp phòng chống sâu bệnh hại và biện pháp bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. Từ đó người nông dân nhận thức được khi áp dụng IPM giúp giảm được lượng giống, phân bón, số lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ các loài thiên địch có ích, bảo vệ hệ sinh thái cân bằng bền vững.

2 61
Các học viên lớp tập huấn nhận chứng chỉ cuối khóa học 

Lớp đào tạo giảng viên IPM (TOT) và FFS trên cây lúa vụ mùa năm 2021 đã giúp các học viên trở thành những hạt nhân để tuyên truyền về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM đến những nông dân khác chưa được tham gia học tập, qua đó nhân rộng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa ra cộng đồng giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Đặc biệt các lớp FFS đã đánh giá kết quả thực nghiệm có tính thuyết phục làm nổi bật vai trò của việc áp dụng IPM vào sản xuất,giúp người dân điều chỉnh tập quán canh tác cũ (Đặc biệt việc sử dụng thuốc BVTV và thời điểm bón phân) giúp chính quyền địa phương định hướng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương mình theo hướng hiệu quả, an toàn, bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng.

Hoàng Khắc Tân/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập652
  • Hôm nay48,155
  • Tháng hiện tại707,482
  • Tổng lượt truy cập93,085,146
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây