Học tập đạo đức HCM

Trồng dưa hữu cơ, giá đắt nhưng lúc nào cũng 'cháy hàng'

Thứ sáu - 08/10/2021 00:46
Bén duyên với nông nghiệp công nghệ cao ngay sau khi rời giảng đường, anh Nguyễn Mạnh Hùng đầu tư trồng các loại dưa hữu cơ, cho giá trị gấp 3 lần dưa thông thường.

Năm 2003, anh Nguyễn Mạnh Hùng, trú tại An Lão, Hải Phòng đã bỏ qua nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn và quyết định về quê lập nghiệp. Tại Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng, anh được tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài, được tiếp cận các kiến thức liên quan đến nông nghiệp từ các nước tiên tiến.

Dưa hữu cơ có giá trị cao và được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Đinh Mười. 

Dưa hữu cơ có giá trị cao và được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Đinh Mười. 

Sau thời gian công tác, cơ hội mở mang kiến thức nông nghiệp tiếp tục đến khi anh được ra nước ngoài học tập, nâng cao chuyên môn về nông nghiệp.

Ở nước bạn, anh có điều kiện tiếp xúc với sản xuất và khoa học cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp ở Israel, được học về nước và quản lý tưới, giúp anh hiểu cặn kẽ nhiều vấn đề.

Sau khi về nước, năm 2016 anh quyết định nghỉ việc ở công ty để về quê trồng dưa. Tại xã An Thọ, huyện An Lão, 3,2 ha trồng dưa lê Hàn Quốc, dưa Ngọc Trai và dưa Israel đã được anh Hùng đầu tư, xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng, với hệ thống tưới và cơ sở vật chất.

Qua kiểm tra chất lượng đất trồng và nước tưới, cùng các quy trình canh tác, các tiêu chí về dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng cũng như các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm đều đạt yêu cầu. Đến đầu năm 2021, dưa của anh Hùng được công nhận là sản phẩm hữu cơ.

Nhờ tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất hữu cơ, sản phẩm dưa của anh Hùng luôn rất đắt khách, dù giá đắt hơn thị trường. Ảnh: Đinh Mười.

Nhờ tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất hữu cơ, sản phẩm dưa của anh Hùng luôn rất đắt khách, dù giá đắt hơn thị trường. Ảnh: Đinh Mười.

Chia sẻ kinh nghiệm, anh Hùng cho biết việc sản xuất dưa hữu cơ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bón phân, thuốc BVTV. 

Về phân bón, anh sử dụng phân bón hữu cơ bao gồm phân gà ủ mục, phân hữu cơ nhập khẩu. Trong 3 tuần đầu sau gieo trồng, anh chỉ sử dụng phân bón vô cơ nhập khẩu của Israel. Nếu cây yếu thì có thể bón trong vòng 4 tuần đầu. Khi dưa có quả nhỏ bằng trứng gà thì chuyển hết toàn bộ sang sử dụng phân bón hữu cơ.

Thời gian từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch dưa là 75 ngày. Một năm, anh Hùng chỉ sản xuất 2 vụ dưa để có thời gian cho đất nghỉ và hạn chế sâu bệnh. Với năng suất đạt từ 0,8 - 1 kg/m2, mỗi vụ canh tác, anh Hùng thu về hơn 300 triệu đồng từ trồng dưa sau khi đã trừ chi phí.

“Quyết định nằm ở chất lượng sản phẩm và đảm bảo độ đường. Dưa hữu cơ thì chi phí cao nên giá cao là lẽ đương nhiên. Gần đây, khi ra chợ đầu mối hỏi giá các loại dưa tương tự, tôi thấy giá khác nhau quá. Nếu như dưa ở chợ chỉ bán được từ 15 - 20.000 đồng/kg thì dưa hữu cơ của tôi bán được gấp 2, gấp 3 lần và luôn cháy hàng”, anh Hùng nói.

Chỉ với 6.000 m2 trồng dưa hữu cơ, mỗi vụ anh Hùng thu về hơn 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Ảnh: Đinh Mười.

Chỉ với 6.000 m2 trồng dưa hữu cơ, mỗi vụ anh Hùng thu về hơn 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Ảnh: Đinh Mười.

Anh kể thêm: Chi phí sản xuất 1 vụ cho 6.000 m2 trồng dưa là 40 triệu đồng, không tính hệ thống tưới được đầu tư riêng từ đầu. Chi phí cho 1 sào hết khoảng 15 triệu đồng và thu về từ 150 triệu đồng, nếu tính giá dưa là 50.000đ/kg.

Được biết, sản phẩm dưa của anh được bán trên các kênh khác nhau, trong đó có các kênh quen từ trước, các cửa hàng hỏa quả sạch trên địa bàn TP Hải Phòng. Hiện tại, khách hàng thường đến tận nơi để thu mua dưa nhưng thường thì sản phẩm anh Hùng làm ra không đủ để bán khi vào vụ thu hoạch.

“Nếu so với cách trồng dưa truyền thống, trồng dưa hữu cơ cho hiệu quả kinh tế vượt trội, tất nhiên phải chịu khó và chấp nhận rủi ro thì mới làm được. Trồng dưa hữu cơ nhưng nếu chất lượng không đảm bảo, ăn không ngon thì thị trường cũng không cần, người tiêu dùng cũng sẽ không lựa chọn sản phẩm”, anh Hùng bộc bạch.

ĐINH MƯỜI/https://nongsanviet.nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập510
  • Hôm nay48,896
  • Tháng hiện tại708,223
  • Tổng lượt truy cập93,085,887
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây