Học tập đạo đức HCM

Người thổi hồn cho gốm Hương Canh

Thứ hai - 07/09/2020 03:41
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ của một thị trấn đang chuyển mình, cánh cổng cơ sở sản xuất gốm của nghệ nhân Nguyễn Hồng Quang, tổ dân phố Lò Cang, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên dường như không bao giờ khép bởi hằng ngày, ngoài khách hàng đến giao dịch, đặt mua, còn có không ít người yêu gốm, say men gốm từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, thậm chí là cả người nước ngoài đến để được chạm tay vào những đường vân, bình gốm độc đáo chỉ có ở Hương Canh này.

Gốm Hương Canh là làng gốm cổ sành, có tuổi đời hơn 300 năm. Ở huyện công nghiệp, những người thuộc thế hệ 8X hầu hết đều làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, còn anh Quang lại nặng lòng với nghề gốm vì anh muốn gìn giữ, phát triển, tạo ra sức sống mới cho nghề truyền thống của cha ông và làm giàu, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân từ nghề này. Để vực dậy mà không làm mất đi truyền thống văn hóa quê hương, anh Quang đã dành nhiều thời gian, dày công nghiên cứu và theo học khoa Điêu khắc, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.

Tốt nghiệp năm 2008, anh trở về Hương Canh. Được sự ủng hộ và trợ giúp từ gia đình, anh đã kết hợp kỹ thuật làm gốm truyền thống với hiện đại tạo ra những hoa văn tinh xảo, đẹp mắt, làm cho gốm Hương Canh vừa giữ được vẻ đẹp truyền thống vừa có sức sống mới. Anh Quang cho biết, anh luôn coi việc đổi mới này là trách nhiệm của bản thân với quê hương. “Một cân đất mà bố mẹ tôi làm gốm chỉ bán được 15 đến 20 nghìn, tôi không thể làm như vậy được, nguồn tài nguyên hạn chế, dùng mãi cũng sẽ hết. Cái trách nhiệm của mình với quê hương là gì, là mình phải biến 1kg đất thành 500 nghìn. Muốn đổi mới, trước hết phải là một người biết lắng nghe, lắng nghe phản ứng của thị trường, lắng nghe thời cuộc để vận động cho phù hợp với thị hiếu.”- Anh Quang nói.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa nghiên cứu thị trường và nâng tầm kỹ thuật làm gốm, 5 năm qua, các sản phẩm gốm của gia đình anh Quang đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt kỹ thuật, mỹ thuật của những người sành chơi gốm. Đặc biệt, các sản phẩm gốm do chính bàn tay anh làm ra đã được đưa đi triển lãm, trưng bày tại nhiều hội chợ, triển lãm lớn trong nước và thế giới. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất gốm nghệ thuật Quang Đức bán ra thị trường từ 10.000-15.000 sản phẩm khác nhau, cho thu lãi từ 1 đến 1,5 tỷ đồng.

Theo anh Quang, sự khác biệt của gốm Hương Canh với những sản phẩm gốm khác ở chỗ: Đất làm gốm phải là đất sét xanh và đất sét nâu trộn theo tỷ lệ 40% - 60%. Hai loại đất này đều là đất sét mịn nhất lắng đọng lại từ các dòng chảy ở Bình Xuyên. Đất sét nâu tầng trên tạo cho gốm tiếng kêu rất vang, thanh; đất sét xanh tầng dưới kết hợp với đất nâu tạo độ mịn, láng. Gốm được nung ở nhiệt độ 1.200 độ trong 40 tiếng để các phân tử kết hợp với nhau tạo thành kết cấu tốt, bền vững, đem lại tỷ lệ thành phẩm là 100%. Từ những vật dụng nhỏ như bộ ấm chén, bình hoa đến những cái chum, vại hay những chiếc bình đều rất tinh xảo và đẹp mắt, đặc biệt, chúng có tiếng vang rất trong và thanh, khác biệt với những sản phẩm gốm khác.

Nhược điểm của gốm Hương Canh là kén người chơi gốm vì nó chỉ có một tông màu nâu, không được đa dạng màu sắc để ứng dụng nhiều không gian. Cũng chính vì lý do đó nên lượng khách hàng của anh Quang là những khách hàng đặc trưng, đã thử qua rất nhiều những loại gốm khác để tìm về với dòng gốm mộc mạc. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay, giá thành gốm Hương Canh đắt hơn so với các loại gốm khác nên khách hàng chủ yếu là những người có điều kiện và sành chơi gốm. 

Với nhiều kích cỡ, kiểu dáng khác nhau, các sản phẩm gốm của anh Quang đang hướng mạnh đến thị trường xuất khẩu, có nhiều khách hàng, đơn hàng từ Hàn Quốc, Đức, Canada...tìm đến đặt mua. Đặc biệt, bên cạnh những bình gốm đơn thuần, anh Quang đã thổi hồn, trang trí, tạo những cánh hoa sen, hoa mai, lá tre, lá trúc cho bình gốm, nhưng nhiều nhất vẫn là hoa sen vì theo anh, sen không chỉ là quốc hoa mà còn được ví với sự thuần khiết của người phụ nữ. Nhiều khách hàng đặt mua bình trang trí hoa sen còn bởi những bông sen trông cứng cáp, thô sơ do bàn tay cánh thợ đàn ông vuốt lên càng làm tôn vẻ đẹp mạnh mẽ, kiên cường của phụ nữ Việt Nam.

Khoác cho gốm chiếc áo mới, anh Quang đã nhận về mình sự thành công và mở ra thời kỳ mới cho gốm Hương Canh. Anh ấp ủ mong muốn mở rộng quy mô, nhân rộng mô hình sản xuất từ 7 hộ như hiện nay lên thành chục, thành trăm hộ làm gốm để tạo nên những sản phẩm đồng bộ đạt chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu.

Thanh Nga/vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập593
  • Hôm nay73,538
  • Tháng hiện tại732,865
  • Tổng lượt truy cập93,110,529
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây