Tại tọa đàm, PGS.TS. Nhan Minh Trí, Trường Đại học Cần Thơ đã giới thiệu về quy trình bảo quản và chế biến đối với ngành hàng khoai hiện nay đang áp dụng trên cả nước cũng như trên thế giới, theo PGS.TS. Nhan Minh Trí thì công nghệ xử lý và bảo quản khoai sạch cần được áp dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay, bên cạnh đó cần phát triển chế biến đa dạng các sản phẩm từ khoai lang và khoai môn. Về công nghệ, sản xuất khoai sẽ được phát triển bền vững và ổn định nếu nâng cao chuỗi giá trị từ việc chọn giống tốt, kỹ thuật trồng áp dụng VietGAP, thu hoạch, xử lý và tồn trữ, chế biến đa dạng và marketing sản phẩm từ khoai, và theo ông thì khi các sản phẩm từ khoai lang và khoai môn ngày càng phát triển gắn với sản phẩm OCOP, theo thời gian, du lịch Đồng Tháp sẽ nổi tiếng thêm về xứ sở khoai của huyện Châu Thành, Lấp Vò, Tam Nông,…
Đối với Phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã giới thiệu cho đại biểu về một số thiết bị, công nghệ chế biến khoai lang, đồng thời qua đó đề xuất một số vấn đề trong việc thu hoạch và chế biến đối với ngành hàng khoai như: cần có các nghiên cứu thêm để tiếp tục hoàn thiện quy trình sơ chế, xử lý và bảo quản khoai sau thu hoạch; cần có nghiên cứu cơ giới hóa trong sản xuất khoai (chế tạo hoặc điều chỉnh thiết bị nước ngoài để phù hợp với tình hình sản xuất trong nước); cần đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ khoai lang tím, đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm này ở nội địa và xuất khẩu…
Công ty Nam Huy Đồng Tháp còn thông tin đến với bà con trồng khoai về nhu cầu của các thị trường hiện nay về yêu cầu chất lượng, quy trình trồng, hàm lượng thuốc BVTV trong sản phẩm để giúp cho việc liên kết giữa công ty với bà con nông dân được bền vững hơn, đáp ứng được thị hiếu của thị trường ngày càng khó tín hiện nay.
Đối với nông dân trồng khoai trên địa bàn huyện Châu Thành, Lấp Vò, Tam Nông đều có đề nghị có thêm các chính sách để hổ trợ cho nông dân, Hợp tác xã trồng khoai; có hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản bày bản hơn; hỗ trợ đầu tư thiết bị để ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, sơ chế; hướng dẫn một số bệnh đang phổ biến hiện nay (như bệnh chết dây, côn trùng tấn công trên vỏ khoai); hướng dẫn sử dụng đảm bảo tỷ lệ dư lượng thuốc BVTV, hướng đến sản xuất an toàn; có định hướng đầu ra và mong muốn kết nối bền vững với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh;
Ông Nguyễn Phước Thiện - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin thời gian tới sẽ cử cán bộ chuyên môn đến vùng trồng khoai để có hướng dẫn cho bà con về sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu các doanh nghiệp; cùng phối hợp các địa phương, các HTX, bà con nông dân trong việc xây dựng lại chuỗi giá trị ngành hàng khoai.
Chia sẻ tại Tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan yêu cầu ngành nông nghiệp cần quy hoạch lại vùng trồng, có tập huấn quy trình canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa gúp giảm chi phí trung gian, chi phí sản xuất cho người trồng khoai; đề nghị bà con trồng khoai quan tâm đến sản xuất an toàn, kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trong việc trồng khoai qua thông điệp “nông nghiệp trước hết là mang lại sức khỏe và sự sống cho mọi người. Làm nông nghiệp phải làm bằng trái tim”, “Sản xuất, mua bán nông sản là trao đi sức khỏe, nhận lại niềm tin”, hướng đến việc phát triển các sản phẩm OCOP từ khoai.
T. Vương
Nguồn tin: nongthonmoi.dongthap.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã