Học tập đạo đức HCM

OCOP nâng tầm thương hiệu nông sản

Thứ sáu - 11/09/2020 04:12
Sau 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020 không chỉ đạt được mục tiêu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, mà nhiều sản phẩm OCOP từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm nông sản Bắc Kạn.


Ảnh: Đóng gói sản phẩm miến dong tại Hợp tác xã Tài Hoan

Nâng tầm giá trị nông sản

Nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm của địa phương, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền và ngành chuyên môn liên quan của tỉnh đã tích cực vào cuộc cùng người dân địa phương xây dựng sản phẩm OCOP. Thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa…, nhiều sản phẩm OCOP đến nay đã vươn ra thị trường, kết nối được với các cơ sở buôn bán vừa và nhỏ, một số siêu thị trong và ngoài tỉnh, có những sản phẩm đã thâm nhập được vào cả thị trường Châu Âu, điển hình là sản phẩm Miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan, huyện Na Rì.

Đầu tháng 8 vừa qua, hơn 5,3 tấn miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc. Đây chính là minh chứng về chất lượng đã được thị trường ghi nhận đối với một sản phẩm có thương hiệu OCOP Bắc Kạn. Bà Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan, xã Côn Minh, huyện Na Rì cho biết: “Mặc dù được sản xuất từ rất nhiều năm về trước, song thương hiệu Miến dong Tài Hoan chỉ thực sự được thị trường biết đến sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP-BK đạt tiêu chuẩn 04 sao cấp tỉnh. Chất lượng và số lượng của sản phẩm ngày càng được quan tâm đầu tư và có sự thay đổi rõ rệt. Điều này có được không chỉ ở sự nỗ lực của bản thân Hợp tác xã mà còn có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, ngành, địa phương trong thời gian qua”…

Một sản phẩm nông sản khác của Bắc Kạn là bí xanh Ba Bể với những đặc trưng như có độ dẻo, mùi thơm, vị đậm, ngậy béo..., sau khi thực hiện Chương trình OCOP cũng đã nhanh chóng lấy lại được chất lượng, giá trị, thương hiệu và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Thời gian qua, triển khai Chương trình OCOP, Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân phục tráng, mở rộng diện tích, đồng thời áp dụng kỹ thuật trồng trọt, bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với giống bí xanh bản địa. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 80 ha bí xanh thơm, chủ yếu được trồng tại huyện Ba Bể; sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chuỗi sản phẩm sạch, trong đó có 03 ha được cấp chứng nhận VietGAP. Chỉ riêng trong tháng 7 mới đây, sản phẩm OCOP 3 sao bí xanh Ba Bể của Hợp tác xã Yến Dương (Ba Bể) đã được Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất thương mại dịch vụ Cuộc sống xanh, Nghệ An ký hợp đồng bao tiêu hơn 10 tấn sản phẩm; Hợp tác xã rau hữu cơ, Sóc Sơn, Hà Nội ký hợp đồng bao tiêu 25 tấn...


Ảnh: Bí xanh được trồng tại vườn của 1 thành viên Hợp tác xã Yến Dương

Còn đối với sản phẩm từ củ nghệ của Hợp tác xã Tân Thành, thành phố Bắc Kạn, sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP năm 2018 đã ngày càng mở rộng thị trường. Hiện cả 02 sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã là sản xuất Tinh bột nghệ nếp đỏ và Tinh bột nghệ nếp đen đều được công nhận nâng lên là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh. Các sản phẩm đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Đắk Lắk, Quảng Ninh, Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Thành phố Hồ Chi Minh...

Củng cố, nâng cấp sản phẩm OCOP

Năm nay là năm thứ 3 tỉnh Bắc Kạn triển khai Chương trình OCOP và là năm cuối để đánh giá, tổng kết hiệu quả Chương trình của giai đoạn 2018-2020. Đây sẽ là tiền đề để thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.

Với điều kiện hiện nay, mục tiêu kế hoạch năm 2020 là: Nâng cấp ít nhất 01 sản phẩm 4 sao lên 5 sao; nâng cấp ít nhất 05 sản phẩm từ 03 sao lên 4 sao; phát triển ít nhất 36 sản phẩm mới đạt 3 sao trở lên... thì Bắc Kạn hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Bởi đến thời điểm hiện tại, Bắc Kạn đã có 107 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có 08 sản phẩm đạt 4 sao, 99 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng ngày càng có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Để củng cố, nâng cấp các sản phẩm tham gia OCOP năm 2018, 2019 và phát triển các sản phẩm đăng ký mới năm 2020, hiện tỉnh đang tập trung hoàn thiện các sản phẩm theo hướng gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng và hoàn thiện bao bì, mẫu mã sản phẩm; nâng cao năng lực và tái cơ cấu về tổ chức, nhà xưởng, quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và công tác xúc tiến thương mại của các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình..., qua đó, góp phần khẳng định và nâng tầm giá trị các sản phẩm OCOP.

Từ đầu năm đến nay, các ngành, địa phương cũng đã tích cực triển khai các hoạt động như: Tư vấn hỗ trợ hoàn thiện phương án kinh doanh; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh; tư vấn hoàn thiện nhà xưởng, máy móc, thiết bị; hỗ trợ đánh giá sản phẩm, điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường; tư vấn củng cố hoàn thiện hồ sơ sản phẩm khi tổ chức đánh giá; tư vấn hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm...

Cùng với đó, công tác quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cũng được đẩy mạnh. Đặc biệt, trong tháng 7 vừa qua, Bắc Kạn đã tổ chức thành công “Tuần lễ giới thiệu Bí xanh thơm, Gạo Japonica và các sản phẩm nông sản sạch tỉnh Bắc Kạn năm 2020” tại thành phố Hà Nội. Qua đó, các sản phẩm nông sản sạch nói chung và sản phẩm OCOP của tỉnh nói riêng tiếp tục được giới thiệu với người tiêu dùng trên toàn quốc một cách bài bản, có hệ thống.

Từ nay đến cuối năm, tỉnh tập trung hoàn thành việc đánh giá các sản phẩm đăng ký nâng hạng sao; sản phẩm mới đề xuất tham gia năm 2020. Đồng thời, trên cơ sở kết quả đã đạt được của Chương trình giai đoạn 2018-2020, mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh tiến hành xây dựng dự thảo Kế hoạch/Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025./.

 
Thu Cúc

Nguồn tin: backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Hôm nay40,192
  • Tháng hiện tại815,470
  • Tổng lượt truy cập91,989,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây