Học tập đạo đức HCM

Động lực phát triển từ nông thôn mới

Thứ ba - 19/08/2014 23:49
Được khởi phát từ năm 2010, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sau hơn 3 năm thực hiện đã tạo ra những động lực to lớn, thúc đẩy bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng giàu đẹp, văn minh; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố. Đặc biệt, thu nhập và điều kiện đời sống của người dân khu vực nông thôn từng bước cải thiện đáng kể.
Sau hơn 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, thu nhập và điều kiện đời sống của người dân được cải thiện. Ảnh: ccptnt

Bộ NN-PTNT nhận định, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cả nước đã triển khai thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân và đã đạt được kết quả bước đầu khả quan. Bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình được hình thành khá đồng bộ; nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực. Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động thu hút sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực cao và động viên tinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn. Hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhìn nhận: "Huy động sức dân trên cơ sở tự nguyện, không huy động bắt buộc dưới mọi hình thức. Làm sao người dân tự thấy trách nhiệm vai trò của mình và tự tham gia theo khả năng của từng người. Quan điểm của Ban chỉ đạo là phát huy nội lực của người dân. Nhà nước giữ vai trò định hướng, hỗ trợ một phần. Thực tế, thời gian qua, mức hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ chiếm khoảng trên 30%, còn nguồn lực huy động đóng góp của toàn xã hội thì khoảng trên 60%".

Từ cơ sở này, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh và hiện đại hơn theo hướng, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và trên thực tế, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đã tăng lên 1,8 lần so với năm 2010 và điều kiện sống ngày càng nâng cao. Tính đến tháng 5/2014, cả nước đã có 185 xã đạt chuẩn nông thôn mới và gần 600 xã đạt từ 15-18 tiêu chí.

Về phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là 12,6%, giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008. Đến nay, cả nước có trên 52% số xã đạt tiêu chí về việc làm và 24,5% số xã đạt tiêu chí về giảm hộ nghèo. Ông Vũ Ngọc Đăng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ hiệu quả phát triển sản xuất tại địa phương: "Qua 3 năm thực hiện, thu nhập đời sống của bà con nông dân tăng từ 1,6 đến 2,8 lần. Bình quân khoảng từ 33,4 đến 35 triệu/người/năm đó là một trong các thu nhập nằm trong tốp đầu. Còn hướng phát triển theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như tái cấu trúc nền kinh tế, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng còn nhiều bước để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng để phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho bà con nông dân".

Hệ thống trạm y tế từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hóa với tỉ lệ đạt chuẩn khoảng 46%; gần 32% số xã đạt tiêu chí thủy lợi và 77% số xã đạt tiêu chí bưu điện. Trong nhóm các tiêu chí về văn hóa - xã hội, đã có trên 47% số xã đạt tiêu chí về văn hóa, hơn 86% số xã đạt tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội. Riêng về tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, cả nước có gần 62% số xã đạt tiêu chí này.

Có thể thấy, việc chủ động tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự làm chủ thể, phát huy vai trò tích cực trong xây dựng Nông thôn mới là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện mới khoảng 15% số xã đạt tiêu chí về môi trường; chưa đến 22% số xã trên cả nước đã đạt tiêu chí trường học và chỉ 7,7% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa. Những tỉ lệ này cho thấy thực tế ở nhiều vùng sâu vùng xa còn khoảng cách đáng kể về  mặt đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường còn lơ là. Ông Nguyễn Văn Tới - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước thừa nhận: "Tỉnh cũng thấy rằng tốc độ về thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh cũng chậm so với bình quân chung của cả nước. Trong đó có một số nội dung chưa được tập trung một cách quyết liệt, do đó kết quả thực hiện chưa được tốt, kể cả những nội dung không cần nhiều về kinh phí mà chỉ là những nỗ lực của người dân và chính quyền cũng như Ban quản lý đề án có thể thực hiện được".

Một thực trạng khác, đó là trong 3 năm, từ năm 2011 - 2013, dù chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được nguồn vốn đầu từ hơn 485.000 tỷ đồng nhưng tại tỉnh Kiên Giang, ông Lê Khắc Ghi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, địa phương vẫn gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng giao thông và nêu đề xuất: "Hiện nay, sản lượng lương thực là 4 triệu 7 tấn  đứng đầu cả nước, về thủy sản thì cũng là trên 500 ngàn tấn đứng đầu cả nước. Nhưng việc vận chuyển hàng hóa này phải nói là hết sức khó khăn. Trong thời gian tới, trên cơ sở nguồn của tỉnh, Kiên Giang sẽ cố gắng tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông và cầu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề xuất Trung ương sớm hoàn thiện tuyến đường hành lang ven biển, sớm khởi công Quốc lộ 61 và Quốc lộ 80 đã có chủ trương sớm hoàn thành đưa vào sử dụng để tạo thuận lợi giao thông thông suốt".

Trước những thực tế còn nhiều khó khăn như vậy, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của dân cư nông thôn. Trong giai đoạn 2014-2015 và tới năm 2020, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu tới năm 2015 có 20% số xã và tới năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chí Nông thôn mới; các xã chưa đạt chuẩn phải tăng từ 2 đến 3 tiêu chí/năm. Đến năm 2015 phấn đấu có huyện đạt Nông thôn mới. Bộ trưởng Cao Đức Phát còn lưu ý thêm vấn đề nước sạch cho người dân: "Việc này rất quan trọng, sát sườn với đời sống của nhân dân. Yêu cầu thì ngày càng cấp thiết hơn, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, khô hạn, rồi chúng ta phát triển công nghiệp, dịch vụ, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước mặn ngày càng nghiêm trọng nên việc đảm bảo cấp nước ở các thành phố và các vùng nông thôn yêu cầu ngày càng cao để đảm bảo thì ngày càng khó khăn hơn. Trong khi đó, chúng ta có tới gần 1/3 công trình là hoạt động kém hiệu quả".

Rõ ràng, các Bộ ngành chức năng trong thời gian tới phải nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí để có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương. Theo đó, chúng ta cần phát huy cao độ nguồn lực tại chỗ; chủ động lồng ghép các chương trình, dự án một cách linh hoạt và tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến yếu tố liên kết để đưa đến thành công: "Hình thành chuỗi sản xuất từ giống, thu hoạch rồi chế biến, xuất khẩu… như thế thì người nông dân mới không bị thiệt, thu nhập mới tăng lên; phải hình thành lại lại quan hệ sản xuất cho phù hợp. Đó là hình thành những hình thức liên kết hợp tác phù hợp, khuyến khích cho doanh nghiệp về đầu tư tại địa bàn nông thôn, vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất công nghiệp, vừa sản xuất dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn là một giải pháp hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất quyết định trong chuyển dịch cơ cấu, trong xây dựng nông thôn mới. Một xã được vài doanh nghiệp giải quyết chừng 1 - 2 ngàn lao động thì sẽ có sự thay đổi vô cùng lớn".

Qua hơn 3 năm thực hiện, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chính là sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, dựa trên cơ sở kế hoạch cụ thể, cũng như sự chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền. Qua đó, chương trình có thể thu hút và huy động đoàn thể, người dân, doanh nghiệp tích cực vào cuộc. Điều này có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy thực hiện và đóng vai trò dẫn dắt cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có thể về đích một cách tốt đẹp.

Theo voh.com.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay18,613
  • Tháng hiện tại312,018
  • Tổng lượt truy cập85,219,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây