Học tập đạo đức HCM

Nâng cao vai trò khảo nghiệm, thực nghiệm giống cây trồng

Thứ tư - 20/08/2014 05:16
Với tiềm năng dồi dào cùng điều kiện phát triển thuận lợi, ngành nông nghiệp Thủ đô ngày càng phát huy thế mạnh của các loại cây trồng. Thời gian qua, TP đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác khảo nghiệm, thực nghiệm giống cây trồng. Song, hiệu quả thực tế vẫn chưa như mong đợi
Ứng dụng sản xuất thực tế còn hạn chế
Theo bà Hoàng Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, qua khảo nghiệm, thực nghiệm giống cây trồng các loại, Trung tâm đánh giá được 4 giống lúa mới năng suất, chất lượng có triển vọng (KB2, DQ12; Thuần Việt 1, Sơn Lâm 1); Chọn lọc được 3 giống đậu tương (ĐT51, ĐVN14, ĐT 26) và 3 giống lạc (TK10, TB25, L23) mới có triển vọng; Phục tráng, làm thuần giống đậu tương DT84 để nhân giống và đánh giá chọn dòng. Đối với giống chuối tiêu hồng, Trung tâm đã khảo nghiệm và đưa vào sản xuất nhân rộng, bước đầu mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng có xu hướng giảm sử dụng chuối tiêu, tăng sử dụng chuối tây, người nông dân không hào hứng trồng chuối tiêu hồng nên diện tích giảm đáng kể.

 
Khảo nghiệm giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: Quang Thiện
Khảo nghiệm giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: Quang Thiện
Điều đáng nói, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích cây đậu tương giống DT84. Giống này ra đời năm 1984, nhưng đến nay vẫn chưa nghiên cứu được giống thay thế. Trong khi đó, suốt một thời gian dài, 70% diện tích cây vụ đông trên địa bàn TP đều bộc lộ những nhược điểm về chất lượng giống như: thoái hóa giống, năng suất thấp... Đơn cử, giống lạc và đỗ tương, do đặc tính là loại hạt có hàm lượng dầu cao, rất dễ nảy mầm, gây khó khăn cho công tác bảo quản.
Cần giải pháp hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả khảo nghiệm, thực nghiệm, đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhiều ý kiến cho rằng, cần được thực hiện một cách bài bản, vì thực tế nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Thủ đô chưa nghiên cứu để cho ra đời giống lúa đưa vào cơ cấu sản xuất lúa của TP. Song, không vì tập trung vào nghiên cứu giống lúa mà bỏ ngỏ việc gìn giữ các giống  cây bản địa như: húng Láng, hồng Yên Thôn… Điều quan trọng là dự báo được loại cây trồng chủ lực trong tương lai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.  
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, ngoài nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho cán bộ, Trung tâm cần khẩn trương phục hồi Trạm thực nghiệm giống (diện tích 3,7ha) để tổ chức thực nghiệm hiệu quả. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chọn lọc chi tiết, cụ thể cho từng loại cây trồng.  
Tại buổi làm việc với Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội mới đây, lãnh đạo UBND TP yêu cầu, thời gian tới, Trung tâm cần tập trung nghiên cứu các loại giống phục vụ sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao theo vùng và đảm bảo ATTP. Đặc biệt, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào khâu chọn lọc các loại giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao.

 
Theo ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập872
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,287
  • Tổng lượt truy cập93,136,951
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây