Học tập đạo đức HCM

Nhím biển dày đặc bất thường ở bãi tắm Nha Trang

Thứ tư - 20/08/2014 04:40
Những ngày qua cầu gai cát (còn gọi nhím biển) xuất hiện dày như thảm cỏ ở biển Nha Trang. Toàn bộ đội cứu hộ bờ biển được huy động đi cào bắt và tiêu hủy.

Vừa kéo lên bờ những mẻ cầu gai biển cào được từ mực nước sâu chỉ khoảng một mét, anh Nguyễn Văn Khánh, thành viên Đội cứu hộ bờ biển (thuộc Ban quản lý Vịnh Nha Trang) cho biết, nhiều ngày nay du khách và người dân tắm biển rất lo sợ vì dẫm phải cầu gai. Gai của loài này rất mảnh và mềm nên khi đâm xuyên qua da rất khó nhổ vì nó sẽ vỡ vụn. Ban quản lý Vịnh Nha Trang đã huy động toàn bộ đội viên của đội cứu hộ tham gia cào thu gom cầu gai.

“Xuống nước ở độ sâu khoảng một mét thôi là thấy chúng nằm dày như thảm cỏ. Nhiều cái cào tự chế của đội đã gãy cán. Khi nắng lên là chúng lại vùi xuống cát nên chỉ cào bắt được vào sáng sớm”, người chỉ huy đội cứu hộ bờ biển nói.

Cau-gai-3-1-7306-1408504921.jpg

Đội cứu hộ cào bắt cầu gai cát ở bãi biển Nha Trang. Ảnh: Việt Nữ.

Khu vực từ công viên Yến Phi đến Quảng trường 2/4 thuộc trung tâm Nhà Trang, là đoạn cầu gai cát xuất hiện dày đặc nhất. Bãi tắm này thường ngày đông kín người tắm biển thì nay rất vắng vẻ. Ông Trần Khánh, một người dân tắm biển về cho biết, gai của loài này đâm vào chân khó chịu như dằm xóc nhưng không biết lấy ra bằng cách nào. Nhiều người sợ đành phải bỏ tắm biển.

“Tui rất thích tắm biển, không bỏ được nên đành chịu, bị cầu gai đâm nhiều lắm, không biết có làm sao không”, ông Khánh nói.

Theo ông Trương Kỉnh, Trưởng Ban quản lý Vịnh Nha Trang, cầu gai cát xuất hiện nhiều từ ngày 16/8 đến nay. Ngày 17/8, Ban quản lý Vịnh đã cho nhân viên tự chế dụng cụ để cào bắt cầu gai, sau 3 ngày được khoảng 800 kg. Hiện đội cứu hộ bờ biển vẫn tiếp tục tìm bắt cầu gai. Ban quản lý Vịnh Nha Trang hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nha Trang thu gom cầu gai bắt được đem ra bãi rác tiêu hủy. Ban cũng đồng thời gửi công văn đến Viện Hải dương học Nha Trang đề nghị nghiên cứu tìm nguyên nhân, xem có ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái biển gì của vịnh Nha Trang hay không.

caugai-3003-1408506046.jpg

Con cầu gai nhỏ, có nhiều gai mỏng. Ảnh: Việt Nữ.

Tiến sĩ Võ Sỹ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang nhận xét: "Cầu gai cát xuất hiện ở bãi biển Nha Trang với mật độ dày đặc như hiện nay là một hiện tượng rất bất thường". Viện chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt về loài này nên hiện chưa đủ tư liệu để giải thích nguyên nhân vì sao. Trước mắt, có thể nói là loài này chỉ gây cản trở người tắm biển, chưa đến mức nguy hiểm.

Theo ông Tuấn, với tình thế hiện nay thì biện pháp duy nhất có thể làm là phải cào bắt cầu gai đem hủy. Viện đã mang mẫu về giải phẫu. Trước mắt Viện Hải dương học Nha Trang đánh giá việc loài này di chuyển đến bãi biển Nha Trang liên quan đến nhiều yếu tố nhưng có thể khẳng định là không phải chúng di cư đến đây để sinh sản vì tuyến sinh dục không phát triển.

“Cơ thể chúng không có thịt, không có giá trị gì về mặt dinh dưỡng, không thể làm thức ăn để nuôi trồng thủy sản. Chỉ có thể phơi khô, xay nát trộn vào làm thức ăn gia súc, nếu không thì đành chôn lấp tránh ô nhiễm”, ông Tuấn nói.

Thạc sĩ Nguyễn An Khang thuộc Phòng nguồn lợi thủy sinh vật, đang thực hiện đề tài nghiên cứu về động vật da gai. Thạc sĩ Khang cho biết loài cầu gai này có vỏ rất mỏng là một trong 4 loài cầu gai hình tim, chưa từng xuất hiện nhiều như vậy ở bãi biển Nha Trang. Thông thường, cầu gai cát chỉ sống ở mức nước sâu tầm 1 m đến 180 m. Việc nó di chuyển với số lượng rất lớn lên vùng cao triều, dưới 1 m nước và bùng nổ số lượng là hiện tượng rất bất thường.

Cai-gai-2-1-9592-1408504921.jpg

Gai nhím biển mềm mảnh và giòn nên đâm vào da dễ gãy gây khó chịu, khắc phục bằng cách dùng nước tiểu hay chanh để thoa vào vết cầu gai đâm. Ảnh: Việt Nữ.  

Ông Khang khuyến cáo gai của loài này rất mảnh và mềm nên khi đâm vào da người (thường là vùng da mềm) thì không đâm sâu, chỉ gây khó chịu chứ không đau, bỏng rát hoặc sốt như các loài cầu gai khác. Vì vậy mà rất khó nhổ gai ra. "Dân gian thường dùng nước tiểu có amoniac hoặc chanh (có axit) bôi, thoa vào để làm tan gai”, thạc sĩ Khang khuyên. Cán bộ của Viện Hải dương học cũng đã mang khoảng 20 kg chanh phát cho đội cứu hộ. Đội cứu hộ chia nhau làm 5 nhóm đi dọc bãi biển để khi du khách bị dẫm phải cầu gai cát thì cắt chanh chà vào bàn chân họ làm tan gai của cầu gai cát.

Việt Nữ
Theo vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,018
  • Tổng lượt truy cập92,025,747
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây