Học tập đạo đức HCM

Nuôi vịt sạch ven hồ, thịt thơm ngon nhờ nguồn thức ăn tự nhiên

Chủ nhật - 13/08/2017 22:14
Nông dân Tuyên Quang nuôi vịt ven hồ thủy điện, chăn thả tự nhiên, tận dụng tôm cá sẵn có cho chất lượng thịt và trứng thơm ngon.

Hồ thủy điện Tuyên Quang có diện tích mặt nước rộng 8.000ha, riêng huyện Lâm Bình chiếm đến 50%. Ngoài cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ, nơi đây còn có nguồn tôm cá dồi dào, thuận lợi cho chăn thả gia cầm.

Ở xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, 10 hộ nông dân rủ nhau thành lập tổ hợp tác chăn nuôi gia cầm trên hồ thủy điện Tuyên Quang. Các hộ được giao khoán bảo vệ gần 20ha rừng phòng hộ. Ban dự án Tam nông của huyện cũng hỗ trợ người dân nhận khoán phần đất trống ven hồ để phát triển chăn nuôi. Mô hình chủ lực là nuôi vịt đẻ trứng sạch.

Năm 2016, tổ hợp tác nuôi được 3.000 con vịt, cung cấp khoảng 21.000 quả trứng cho thị trường mỗi tháng. Ngoài vịt đẻ trứng, nông dân còn mở rộng nuôi thêm ngan, vịt trời, trâu... Tổng doanh thu khoảng hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Vùng chăn thả vịt ven hồ. Ảnh: Thu Hiền

Mô hình chăn thả vịt khá thuận lợi nhờ tận dụng được diện tích mặt nước rộng, lượng tôm cá dồi dào, nguồn nước sạch, các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có (cám gạo, cám ngô, chuối cây...).

Nơi đây một mặt là hồ nước, mặt còn lại là rừng phòng hộ, nên vịt nuôi được cách ly với các môi trường lây lan dịch bệnh. Các khâu xây dựng chuồng trại chăn nuôi, chọn giống, chăm sóc, tiêm phòng, vệ sinh thú y... đều được cán bộ chuyên môn hỗ trợ. Những yếu tố đó giúp đàn vịt phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh, cho trứng sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng. Thịt vịt cũng săn chắc, thơm ngon hơn.

Trứng vịt được đóng gói theo quy chuẩn và có mặt tại nhiều siêu thị ở địa phương. Ảnh:Thu Hiền

Theo phòng nông nghiệp Lâm Bình, chăn nuôi dưới tán rừng là một trong những mô hình hiệu quả nhất thuộc đề án giao khoán bảo vệ và phát triển kinh tế rừng của huyện. Mô hình giúp xóa đói giảm nghèo, diện tích rừng giao khoán cho hộ dân bảo vệ được sử dụng đúng mục đích, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Ngoài ra, còn góp phần duy trì nguồn nước cho hay nhà máy thủy điện Tuyên Quang và Chiêm Hóa.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay30,549
  • Tháng hiện tại209,116
  • Tổng lượt truy cập90,272,509
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây