Học tập đạo đức HCM

Trồng nghệ - cây "thần dược" kháng sâu bệnh hại

Chủ nhật - 13/08/2017 22:24
Củ nghệ đen được ví là "thần dược" vì có rất nhiều tác dụng hiệu quả về mặt y học, các hoạt chất trong củ nghệ được chứng minh là có thể ngừa ung thư và nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Đặc biệt cây nghệ có đặc tính miễn dịch hoàn toàn đối với mọi loại côn trùng gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng.

Những năm gần đây, việc trồng và chế biến tinh bột nghệ (gồm cả nghệ đen và nghệ vàng) được nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An) đầu tư. Năm nay, cây nghệ đem lại cho nông dân xã Quỳnh Vinh thu nhập trên 1 tỉ đồng. Đơn cử như gia đình chị Lê Thị Thắm, thôn 6 trồng hơn 5 sào nghệ, năng suất đạt 2 tấn. Với giá bán 10 triệu đồng/tấn củ, mỗi sào trồng nghệ cho thu nhập 20 triệu đồng.

Tùy từng địa phương, nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Ảnh minh họa
Tùy từng địa phương, nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Ảnh minh họa

Theo bà con, cây nghệ được trồng từ tháng 2- 3 dương lịch và sau 9 tháng cho thu hoạch. Cây nghệ có đặc tính miễn dịch hoàn toàn đối với mọi loại sâu bệnh hại nên suốt trong quá trình sinh trưởng, tuyệt đối không phải sử dụng bất cứ loại hóa chất bảo vệ thực vật.

Hiện nay xã Quỳnh Vinh có hàng trăm hộ tham gia trồng nghệ với diện tích khoảng 35ha, chủ yếu là nghệ vàng và nghệ đen. Cây nghệ được trồng khắp nơi, từ trong vườn ra ngoài đồng, trên núi và xen canh với một số cây ngắn ngày khác như lạc, ngô. Nghệ trở thành cây trồng chính, có giá trị hàng hóa ngày càng cao giúp xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhiều nông hộ. Tính ra, 1 ha nghệ ở Quỳnh Vinh thu hoạch đạt 200 triệu đồng.

Tương tự, những năm gần đây ông Lê Ngọc Trinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Sơn (TP. Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình) cũng đã xây dựng và phát triển thành công mô hình trồng nghệ đen đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho người nông dân trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Nông dân Nghệ An thu hoạch nghệ, năng suất bình quân đạt 1,5 - 2 tấn/sào. Ảnh: Báo Nghệ An
Nông dân Nghệ An thu hoạch nghệ, năng suất bình quân đạt 1,5 - 2 tấn/sào. Ảnh: Báo Nghệ An

Ông Trinh chia sẻ: "Sau khi tìm hiểu thông tin và trực tiếp đến tham quan các mô hình trồng nghệ đen ở nhiều tỉnh tôi nhận thấy nghệ đen là là loại cây thuốc có giá trị, lại phù hợp với đồng đất địa phương. Nghệ đen cũng là loại cây dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên không phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, tránh được ô nhiễm môi trường".

Ông Lê Ngọc Trinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Sơn, kiểm tra chất lượng nghệ đen. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Ông Lê Ngọc Trinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Sơn, kiểm tra chất lượng nghệ đen. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Ông Trinh phấn khởi cho biết: “Cây nghệ được trồng từ tháng 2- 3 dương lịch và sau khi trồng khoảng 9 tháng là cho thu hoạch. Để cây nghệ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao cần trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Ưu điểm nổi trội của loại cây trồng này là có đặc tính miễn dịch hoàn toàn đối với mọi loại sâu bệnh, nên suốt trong quá trình sinh trưởng, tuyệt đối không phải sử dụng bất cứ loại hóa chất bảo vệ thực vật nào".

Theo ông Trinh, cây nghệ đen cho thu hoạch 1 năm 1 lần và sản phẩm có thể bảo quản 5-7 tháng không bị hỏng. Sản phẩm thu hoạch được Công ty TNHH Mạnh Hải Bắc Ninh (trụ sở tại tỉnh Bắc Ninh) đến tận nơi thu mua để sản xuất tinh bột dùng làm thuốc chữa bệnh và dùng trong chế biến thức ăn.

Nghệ đen – loại củ được trồng nhiều ở Việt Nam có rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Ảnh minh hoạ
Nghệ đen – loại củ được trồng nhiều ở Việt Nam có rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Ảnh minh hoạ

Củ nghệ đen có tên khoa học là Cucurma Caesia chủ yếu được trồng nhiều ở Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á, dù không phổ biến như nghệ vàng, nhưng chúng lại chủ yếu được sử dụng cho mục đích y học.

Củ nghệ đen có rất nhiều tác dụng, hoạt chất curcumin có trong cả 3 loại nghệ (trắng, vàng và đen) đều có hiệu quả về mặt y học. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, hoạt chất curcumin có trong nghệ đen có thể giúp ngăn ngừa, tiêu diệt tế bào ung thư.

Củ nghệ đen cũng có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh phổi như hen, viêm phế quản, viêm khổi.

So với nghệ vàng, củ nghệ đen ít được dùng làm gia vị trong nấu ăn bởi chúng có vị đắng, cay mạnh.
So với nghệ vàng, củ nghệ đen ít được dùng làm gia vị trong nấu ăn bởi chúng có vị đắng, cay mạnh.

Củ nghệ đen chứa chất chống oxy hóa tự nhiên. Đây được xem là thuộc tính tuyệt vời nhất của nghệ đen và các loại nghệ khác. Curcumin trong nghệ là chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn chặn lão hóa và các tế bào ung thư.

Nghệ đen cũng được xem là liều thuốc kháng viêm hiệu quả và giảm đau tốt, từ các triệu chứng phát ban, đau răng, viêm xương khớp đến các vấn đề dạ dày.

XEM THÊM >> Vì sao người Trung Quốc gọi lạc là củ "trường sinh"?

Ông Nguyễn Văn Chớp ở thôn Nghi Xuyên, xã Chí Tân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho biết, hiện mỗi năm gia đình ông trồng 1,3 mẫu nghệ đen, nghệ vàng, cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.

Ông Chớp chia sẻ: "Trồng nghệ phải đầu tư vốn khoảng 1,5-2 triệu đồng cho 1 sào Bắc bộ, trong đó phần nhiều là tiền mua củ giống. Tuy nhiên, cây nghệ có nét độc đáo là sau trồng 3 tháng, tức tháng 6 hàng năm, khi cây nghệ đã sinh trưởng phát triển ổn định mà chất lượng củ giống vẫn không hề suy giảm nên bà con có thể tiến hành moi đất thu hồi củ giống (củ vốn) làm thương phẩm và lại tiếp tục vùi đất, chăm sóc bình thường. Vì vậy mới nói trồng nghệ không tốn nhiều vốn đầu tư".

Những ruộng trồng nghệ bát ngát ở Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Những ruộng trồng nghệ bát ngát ở Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Theo ông Chớp, biện pháp trên không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nghệ mà còn có tác dụng kích thích, thúc đẩy cho cây nghệ lớn nhanh hơn, cho nhiều củ hơn, năng suất cao hơn, chất lượng củ tốt hơn. Các củ giống sau khi thu hồi vẫn đảm bảo chất lượng, bán giá cao hơn nghệ chính vụ vì là “nghệ trái vụ”.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nghệ

Đất được cày bừa kĩ và mịn, lên luống khoảng 20 - 25 cm, rộng 1,0 - 1,2 m. Bón khoảng 20 - 25 tấn phân chuồng, 300 - 400 kg super lân cho 1 ha trồng nghệ. Lượng phân nên bón vào từng rãnh luống để tiết kiệm tối đa.

Nghệ là loại cây thân ngầm thường trồng để lấy củ nên rất cần đất tơi xốp và có nơi thoát nước.
Nghệ là loại cây thân ngầm thường trồng để lấy củ nên rất cần đất tơi xốp và có nơi thoát nước.

Chọn các củ nghệ không hư hại và không bị thối, mỗi nhánh trồng vào 1 hốc. Đất xẻ thành từng rãnh, nếu bón phân theo rãnh sẽ tốt nhất, lấp một lớp đất 2 - 5 cm, đặt củ nghệ lên trên với khoảng cách 20 - 25 cm một củ, hàng cách hàng khoảng 30 - 35 cm.

Sau 20 - 25 ngày, khi nghệ được 5 - 6 lá, bón thúc bằng phân kali và vun gốc để củ phát triển tốt nhất. Cây nghệ trồng để lấy củ, nên nếu lá nghệ tốt quá thì nên tỉa các lá ở gốc cây để dưỡng chất tập trung vào gốc nghệ. Chỉ tưới đủ ẩm.

Khi thấy cây nghệ không mọc lá non nữa và lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào thử một vài gốc nghệ lên, nếu thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) thì đã đến lúc thu hoạch.

 

Mạnh Hùng (danviet)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập657
  • Hôm nay83,735
  • Tháng hiện tại819,845
  • Tổng lượt truy cập93,197,509
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây