Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh hướng đến phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ

Thứ năm - 18/04/2024 20:58
Nghề nuôi tôm từ lâu đã trở thành nghề mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Con tôm được xem là đối tượng nuôi chủ lực. Tuy nhiên, phần lớn mô hình nuôi tôm tại Hà Tĩnh còn mang tính tự phát, thiếu liên kết trong sản xuất, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi và dịch bệnh vẫn xảy ra hàng năm, gây thiệt hại không nhỏ. Để phát triển nghề nuôi tôm nước lợ bền vững, đòi hỏi cộng đồng nuôi tôm nâng cao trách nhiệm, đầu tư cải thiện hạ tầng, hướng tới áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến.
Vùng nuôi của HTX Nuôi trồng thủy sản Hà Voọc (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) có tổng diện tích gần 50 ha với 43 hộ nuôi tôm. Bước vào mỗi vụ nuôi mới, HTX đã quán triệt các hộ nuôi tuân thủ lịch thời vụ, quy trình hướng dẫn của ngành chuyên môn. Mặc dù tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn thế nhưng, điều mà người nuôi tôm trăn trở đó là môi trường vùng nuôi không đảm bảo. Hầu như năm nào, vùng nuôi cũng xuất hiện dịch bệnh, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước. Bên cạnh đó hệ thống kênh mương ao đầm nội vùng xuống cấp, hư hỏng khiến việc nuôi tôm càng gặp nhiều rủi ro.
hinh 1ha tang vung nuoi ko duoc dau tu
Một số vùng nuôi tôm cơ sở hạ tầng không được đầu tư, đã xuống cấp
Ông Trần Đình Dung là thành viên của HTX nuôi trồng thủy sản Hà Vọoc ở xã Hộ Độ chia sẻ: “Vùng nuôi tôm Hà Voọc có từ lâu đời nay với hàng chục hộ nuôi tôm, nhưng nguồn nước năm nào cũng phải lấy chung một kênh, kênh này vừa lấy nước vào vừa thoát nước ra nên rất là bất cập. Mặc dù trước mỗi vụ nuôi, chúng tôi đã thực hiện kỹ quy trình từ cải tạo ao, tu sửa lại hệ thống cống thoát nước, hệ thống cánh quạt sục khí, lựa chọn con giống tại cơ sở uy tín để thả nuôi. Nhưng với tình trạng hệ thống kênh mương ao đầm nội vùng vừa thiếu lại xuống cấp, hư hỏng nên quá trình nuôi phải đối diện với rất nhiều khó khăn.”.
Tại xã Thạch Châu, mặc dù diện tích nuôi tôm ở đây không lớn nhưng cũng từng là một điểm sáng trong việc phát triển kinh tế của hàng chục hộ dân. Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa vào hoạt động, các hộ nuôi tôm cho rằng, thời gian cho thuê đất khá ngắn, nên e ngại trong việc nâng cấp đầu tư sửa chữa vùng nuôi.Vì thế, sự xuống cấp của hệ thống ao hồ, đê bao, cống chính trong vùng nuôi càng ngày càng một nghiêm trọng. Nguồn nước và môi trường không đảm bảo nên  dẫn đến một số hộ nuôi tôm không còn mặn mà.
Anh Trần Văn Ân, hộ nuôi tôm ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà chia sẻ: Đối với vùng nuôi này, độ mặn nguồn nước thường không ổn định và bị ô nhiễm bởi nước ngọt (nước sinh hoạt và nước tưới đồng ruộng thường xả xuống thường xuyên, có cả chất tẩy rửa, thuốc BVTV) nên nhiều hộ dân đã bỏ hồ, những hộ còn bám trụ lại với nghề nuôi tôm cũng đã phải đầu tư tiền tỷ để lắp đường ống dẫn nước dài cả cây số từ ngoài biển vào, tuy nhiên vẫn không hết lo lắng vì môi trường xung quanh không đảm bảo.
Khó khăn thách thức là vậy, nhưng sản phẩm tôm nuôi vẫn được xác định là một trong những mũi đột phá để phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Thực tế cho thấy đã có những mô hình nuôi tôm mỗi năm cho thu hoạch hàng chục thậm chí cả trăm tỷ đồng ra đời. Một trong những thành công được đúc rút là đầu tư dây chuyền công nghệ nuôi bài bản, hiện đại, kiểm soát tối đa về môi trường, dịch bệnh để con tôm luôn sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là hướng đầu tư đang được nhiều hộ nuôi tìm hiểu, áp dụng. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của HTX HTX Xuân Thành, huyện Nghi Xuân là một điển hình.
hinh 2 co so nuoi tom htx xuan thanh
HTX nuôi trồng Thủy sản Xuân Thành thành công với mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn áp dụng công nghệ cao.
Ông Hồ Quang Dũng - Giám đốc HTX nuôi trồng Thủy sản Xuân Thành cho biết: “Qua những thăng trầm trong nhiều năm nuôi tôm, chúng tôi đã nhận thấy áp dụng khoa học công nghệ để phát triển mô hình là con đường đúng đắn. Hiện nay,  HTX đang áp dụng quy trình công nghệ cao 3 giai đoạn, sử dụng hoàn toàn bằng chế phẩm vi sinh. Hệ thống sục khí, máng cho tôm ăn được thiết kế tư động tuân thủ nghiêm ngặt thời gian, theo công  nghệ tuần hoàn khép kín. Tuy chi phí đầu tư ban đầu cao so với quy trình cũ nhưng nó có nhiều ưu việt, đó là kiểm soát được các yếu tố môi trường nước ao nuôi ngày từ đầu và suốt vụ nuôi, đặc biệt, luôn cung cấp đầy đủ khí oxy, nên tôm luôn sinh trưởng phát triển tốt. Vì vậy, nhiều năm qua năng suất và sản lượng tôm ở HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Thành luôn vượt trội. Bình quân mỗi ha cho thu hoạch từ 20 đến 23 tấn một vụ.”.
hinh 3 anh ho quang dung ap dung cong nghe cao trong nuoi tom
Hà Tĩnh  khuyến khích  nhân rộng các môn hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao
Vụ tôm xuân hè 2024, toàn tỉnh dự kiến thả nuôi 2.250 ha, trong đó có 629 ha nuôi thâm canh, công nghệ cao; trên 1.620 ha nuôi thâm canh và quảng canh cải tiến. Hiện trên địa bàn tỉnh có trên 40 cơ sở nuôi trong bể có mái che với số lượng 320 bể, thể tích trên 90.000 m3 đáp ứng điều kiện cho nuôi tôm thâm canh. Đây được xác định là hướng đi mới, phù hợp trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, liên kết sản xuất, giúp người nuôi quản lý ao nuôi hiệu quả, cùng với đó là kiểm soát tốt chỉ tiêu môi trường nước, điều hòa nhiệt độ ao nuôi, giảm dịch bệnh. Tỷ lệ nuôi sống đạt 80-85%, năng suất đạt trung bình 18 tấn trên 1 ha mỗi vụ,  lợi nhuận 650 triệu đồng.
Ông Lưu Quang Cần - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: Hà Tĩnh có trên 50 vùng nuôi tôm tập trung với hơn 2250 ha, trong đó tập trung chủ yếu là các vùng nuôi bãi triều. Thực tế, đã có nhiều vùng nuôi cơ sở hạ tầng xuống cấp, môi trường ô nhiễm nặng, thậm chí một số vùng nuôi đã bỏ hoang. Để góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ, hàng năm, bên cạnh hỗ trợ nâng cấp cơ sở một số vùng  nuôi, trên cơ sở dự báo thời tiết, kế hoạch nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã hướng dẫn khung lịch thời vụ, cảnh báo quan trắc các yêu tố môi trường vùng nuôi, nhằm giúp bà con chủ động trong sản xuất, đảm bảo hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Bên cạnh đó, các địa phương cần rà soát, quy hoạch lại vùng nuôi, cần loại bỏ những vùng nuôi tôm manh mún nhỏ lẻ, không theo quy hoạch được chăng hay chớ, điều này vừa không mang lại kết quả vừa trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại đáng tiếc. Về lâu dài, để phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ, còn cần rất nhiều sự đầu tư về cơ chế chính sách, về hạ tầng vùng nuôi, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên kết thành chuỗi giá trị để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Nguyễn Hoàn 
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay22,942
  • Tháng hiện tại77,774
  • Tổng lượt truy cập83,133,769
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây