Học tập đạo đức HCM

Kiểm soát tốt môi trường: Yếu tố thành bại trong nuôi tôm

Thứ hai - 20/05/2024 21:42
Trước thực trạng hàng năm dịch bệnh thường xảy ra khiến tôm chết hàng loạt, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do ô nhiễm môi trường. Cơ quan chuyên môn cùng chính quyền địa phương Hà Tĩnh đang tập trung tìm giải pháp trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường các vùng nuôi tôm. Tuy nhiên, những khó khăn mà người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang phải đối diện là không hề nhỏ.
Suy thoái môi trường, nỗi lo thường trực
Xã Hộ Độ là địa phương có diện tích ao hồ mặt nước nuôi tôm lớn  nhất huyện Lộc Hà  (Hà Tĩnh).  Toàn xã hiện có gần 93 ha nuôi tôm  trong đó có 30 ha nuôi  thâm canh,  hơn 4 ha nuôi theo hình thức công nghệ cao, số còn lại là bán thâm canh. Nghề nuôi tôm được địa phương xác định là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thời gian gần đây nghề nuôi tôm ở xã Hộ Độ luôn đối diện với nhiều khó  khăn thách thức, nhất là môi trường vùng nuôi hiện không đảm bảo, phát sinh nhiều rủi ro  
Theo chia sẻ của ông Trần Dung là thành viên của HTX nuôi trồng thủy sản Hà Vọoc ở xã Hộ Độ, ở vùng nuôi tôm Hà Vọoc này có tổn diện tích hơn 28ha nuôi tôm với hàng chục hộ tham gia, nhưng chỉ có một kênh vừa lấy  nước vào vừa thoát nước ra nên rất là bất cập. Thực tế hầu như năm nào vùng nuôi ở đây cũng xuất hiện dịch bệnh mà nguyên nhân được xác định là do nguồn nước. Bên cạnh đó là hệ thống kênh mương ao đầm nội vùng bây giờ đã xuống cấp, hư hỏng nên quá trình nuôi người dân thật sự bất an.
a01

Môi trường nuôi đảm bảo sẽ giúp tôm phát triển thuận lợi     
Còn tại xã Thạch Châu, mặc dù diện tích nuôi tôm ở đây không lớn nhưng cũng từng là một điểm sáng trong việc phát triển kinh tế của hàng chục hộ dân. Tuy nhiên sau nhiều năm đưa vào hoạt động, các hộ nuôi tôm cho rằng, thời gian cho thuê đất khá ngắn, nên e ngại trong việc nâng cấp đầu tư sửa chữa vùng nuôi.Vì thế, sự xuống cấp của hệ thống ao hồ, đê bao, cống chính trong vùng nuôi càng ngày càng một nghiêm trọng. Nguồn nước và môi trường không đảm bảo nên  dẫn đến một số hộ nuôi tôm không còn mặn mà.
Anh Trần Văn Ân, hộ nuôi tôm ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà chia sẻ: Đối với vùng nuôi này, độ mặn nguồn nước nuôi tôm không ổn định và bị ô nhiễm bởi nước ngọt từ nước sinh hoạt và nước tưới đồng ruộng thường xả xuống thường xuyên, có cả chất tẩy rửa, thuốc BVTV nên nhiều hộ dân đã bỏ hồ, những hộ còn bám trụ lại với nghề nuôi tôm cũng đã phải đầu tư tiền tỷ để lắp đường ống dẫn nước dài cả cây số từ ngoài biển vào, tuy nhiên vẫn không hết lo lắng vì môi trường xung quanh không đảm bảo.

 Xã Thạch Châu và xã Hộ Độ là hai trong số nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang đối diện với những khó khăn thách thức trong phát triển nghề nuôi tôm. Thực tế cho thấy, nhiều cánh đồng tôm như ở huyện Thạch Hà, huyện Kỳ Anh, Thành phố Hà Tĩnh đã được quy hoạch từ nhiều năm trước với diện tích ao đầm nhỏ lẻ manh mún, hệ thống kênh mương, cống tiêu thoát chưa phù hợp. Thêm vào đó là quá trình đưa vào sử dụng nhiều năm, tuy nhiên không được đầu tư nâng cấp sửa chữa nên đã hư hỏng xuống cấp. Sự tác động của biến đổi khí hậu đang có những diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến môi trường, nên một số vùng nuôi tôm ở nhiều địa phương luôn đối mặt với những khó khăn thách thức.
Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phải song hành
Khó khăn thách thức là vậy nhưng sản phẩm tôm nuôi vẫn được xác định là một trong những mũi đột phá để phát triển kinh tế của nhiều địa  phương. Tuy nhiên, các giải pháp nuôi phải thực hiện như thế nào mới cho giá trị kinh tế cao và mang lại hiệu quả bền vững. Thực tế cho thấy thời gian qua đã có những mô hình nuôi tôm mỗi năm cho thu hoạch hàng chục thậm chí cả trăm tỷ đồng ra đời, mà một trong những thành công được đúc rút là đầu tư dây chuyền công nghệ nuôi bài bản, hiện đại, kiểm soát tối đa về môi trường, dịch bệnh để con tôm luôn sinh trưởng và phát triển tốt.
a02
Nuôi tôm công nghệ cao là hướng đi đang được cơ quan chuyên môn khuyến khích áp dụng

Hợp tác xã Nuôi trồng thuỷ sản Xuân Thành ở huyện Nghi Xuân thành lập  từ nhiều năm trước. Buổi đầu HTX cũng chỉ hoạt động cầm chừng, nuôi một vài héc ta, kết quả thu hoạch không cao. Sau nhiều lần học tập kinh nghiệm tại các vùng nuôi tôm công nghệ cao ở trong và ngoài nước, HTX Xuân Thành quyết định mở rộng quy mô diện tích, liên kết với các doanh nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản có uy tín,  đầu tư hàng tỷ đồng để mua sắm thiết bị công nghệ xây dựng hệ thống nhà ương giống, hồ nuôi một cách bài bản, hệ thống sục khí cho ăn được lắp đặt tự động… Vì vậy, nhiều năm qua HTX  NTTS Xuân Thành luôn cho năng suất và sản lượng tôm vượt trội. Bình quân mỗi ha cho thu hoạch từ 20 đến 23 tấn/vụ.
Ông Hồ Quang Dũng-Giám đốc HTX nuôi trồng Thủy sản Xuân Thành cho biết: Chúng tôi đang nuôi tôm áp dụng quy trình công nghệ cao 3 giai đoạn, sử dụng hoàn toàn bằng chế phẩm vi sinh . Mật độ nuôi ở mức trung bình để đảm bảo môi trường cho tôm sinh trưởng, hệ thống sục khí, máng cho tôm ăn được thiết kế tư động tuân thủ nghiêm ngặt thời gian, theo công  nghệ tuần hoàn khép kín. Tuy chi phí đầu tư ban đầu cao so với quy trình cũ nhưng nó có nhiều ưu việt, đó là kiểm soát được các yếu tố môi trường nước ao nuôi ngày từ đầu và suốt vụ nuôi, đặc biệt, luôn cung cấp đầy đủ khí oxy, nên tôm luôn sinh trưởng phát triển tốt.  
Là địa phương ven biển có nhiều diện tích ao hồ mặt nước, đặc biệt là quỹ đất nuôi tôm trên cát ven biển rất phong phú, quan điểm của huyện Nghi Xuân là ưu tiên khuyến khích tạo điều kiện để các nhà đầu, tư các doanh nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản liên doanh liên kết  xây dựng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Điều này vừa tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế vừa kiểm tra, kiểm soát được môi trường, hạn chế những rủi ro về dịch bệnh.
Tương tự như ở huyện Nghi Xuân, thời gian gần đây ở một số địa phương như ở Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên đã có rất nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao được đầu tư hàng chục tỷ đồng ra đời. Trong tổng số hơn 2250ha diện tích ao hồ đưa vào  nuôi tôm trong vụ xuân hè có hơn 400 ha diện tích nuôi theo hình thức công nghệ cao. Đặc biệt là có 40 cơ sở nuôi tôm công nghệ cao được xây dựng mới, vừa đưa vào hoạt động. Điều này cho thấy nuôi tôm vẫn là thế mạnh trên các vùng đất ven biển Hà Tĩnh.
a03
Hà Tĩnh đã có hơn 40 cơ sở nuôi tôm công nghệ cao được xây dựng mới, đã đưa vào hoạt động

Thực tế, hiện nay các vùng nuôi tôm công nghệ cao đã được xã hội hóa, các HTX, doanh nghiệp và hộ dân đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật. Để đồng hành cùng người dân, trong những năm qua, Sở nông nghiệp và PTNT đã nâng cấp cơ sở một số vùng  nuôi; hàng năm xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các địa phương phát triển, triển khai theo đề án cũng như ban hành lịch thời vụ, có những cảnh báo quan trắc các yếu tố môi trường vùng nuôi để người dân chủ động thực hiện có hiệu quả.
 Nuôi tôm từ lâu vẫn thường được nhắc đến như là một nghề bấp bênh, bởi những  tác động của tự nhiên, của con người, dẫn đến môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, tôm chết hàng loạt. Tuy nhiên khi thành công lợi nhuận của con tôm mang lại là rất lớn. Vì vậy để nghề nuôi tôm mang lại cơ hội làm giàu thì cần rất nhiều sự đầu tư về cơ chế chính sách, về hạ tầng vùng nuôi, để từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật tập trung nuôi theo hướng công nghệ cao.

Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay43,587
  • Tháng hiện tại290,887
  • Tổng lượt truy cập87,645,957
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây