Học tập đạo đức HCM

Tập trung phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa Hè Thu

Thứ tư - 10/07/2024 22:14
Thời tiết trên địa bàn Hà Tĩnh đang duy trì hình thái nắng nóng, có mưa rào xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lúa hè thu. Do vậy công tác phòng trừ cần được tập trung thực hiện.
Hiện nay, lúa hè thu tại Hà Tĩnh  đang ở giai đoạn đứng cái, một số diện tích gieo cấy sớm tại các vùng ven biển huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, ngoài đê Đức Thọ, thượng Can Lộc... giai đoạn phân hóa đòng, sinh trưởng phát triển tốt, dự kiến thời gian trổ tập trung từ ngày 5-10/8.
a052sau benh tren lua he thu
Sâu cuốn lá nhỏ, rầy, bệnh khô vằn, bạc lá đang phát sinh gây hại lúa hè thu tại Hà Tĩnh
Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh và báo cáo của các địa phương, sâu cuốn lá lứa 2 đã ra rộ, mật độ trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, sâu non tuổi 1, tuổi 2; rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện mật độ trung bình 500-700 con/m2, nơi cao 1.000- 1.500 con/m2, cục bộ 2.500-3.000 con/m2, rầy tuổi 4, tuổi 5, trưởng thành và có sự xen gối lứa, phân bố tại vùng sâu trũng, gieo cấy dày ở xã Kỳ Phú, Kỳ Đồng (Kỳ Anh), Cẩm Quang, Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên), Lâm Trung Thuỷ, Bùi La Nhân (Đức Thọ), diện tích nhiễm 10ha (khoảng 0,1ha tại Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh bắt đầu có dấu hiệu thối gốc, úa vàng; bệnh khô vằn phát sinh gây hại cục bộ trên diện tích gieo cấy dày, bón thừa đạm, diện tích nhiễm 150ha.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh dự báo rầy lứa 2 ra rộ từ thời điểm 15/7/2024 trở đi, có nguy cơ gây cháy ở những vùng có mật độ cao; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại, bệnh bạc lá có khả năng phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết có giông, lốc, mưa lớn.
Trước tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại và dự báo có khả năng phát triển lan rộng trong thời gian tới, bà con nông dân hết sức lo lắng.
Những ngày qua, thời tiết có những cơn mưa rào làm ruộng đồng như được cấp thêm nguồn dinh dưỡng để cây lúa phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, kiểu thời tiết này cũng không khỏi làm người dân lo lắng.
a053
Cần tăng cường công tác điều tra, phát hiện để phun phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh kịp thời, hiệu quả
Bà Trần Thị Cúc ở xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà cho biết: “2 ngày qua, chiều nào cũng xuất hiện mưa dông, tuy  mưa diễn ra trong thời gian ngắn nhưng mưa dày hạt, dồn dập nên đồng ruộng vẫn nhận được một lượng nước đáng kể. Nhờ đó, tôi gặp thuận lợi khi bón thúc đợt 2 cho cây lúa đón đòng. Tuy nhiên,những thửa ruộng thuộc thuộc vùng thấp trũng này rất dễ bị rầy phát sinh gây hại nên tôi không khỏi lo lắng. Vì vậy, cùng với việc bón thúc, hầu như ngày nào tôi cũng phải ra đồng kiểm tra tình hình sâu, bệnh gây hại để phun phòng kịp thời.”.
Tại huyện Đức Thọ, gần 4.000 ha lúa hè thu đã bước vào giai đoạn đứng cái, làm đòng. Ngay từ đầu vụ, huyện cũng đã chủ động cơ cấu các loại giống chất lượng cao tại các vùng thâm canh như: Nếp 98, BT09, VNR 20…; điều tiết sản xuất hợp lý nên lúa phát triển tốt theo đúng các mốc sinh trưởng. Tuy nhiên, trước đó, một số diện tích bị sâu cuốn lá gây hại nên trước tình hình thời tiết như hiện nay, công tác điều tra, phát hiện các loại sâu bệnh được địa phương hết sức quan tâm.
Theo kỹ sư  Nguyễn Thị Hải Anh - Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ, giai đoạn này, việc phun phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa hết sức quan trọng bởi nếu sâu, bệnh xuất hiện sẽ cắn phá cá lá đòng, ảnh hưởng đến quá trình phân hóa đòng và khả năng trổ bông của cây lúa. Vì thế, hiện nay, cán bộ kỹ thuật Trung tâm đang phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình, theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu, bệnh gây hại trên các trà lúa để hướng dẫn cho bà con phòng trừ đạt kết quả cao.
Dự báo, những ngày tới, khi thời tiết bước vào tiết Tiểu Thử với hình thái nắng nóng, có mưa rào xen kẽ, nên  các đối tượng sâu bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại trên lúa Hè Thu.
Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh khuyến nghị cần duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng phát triển, kiểm tra tình hình sinh trưởng để tiến hành bón thúc đòng kịp thời.
 
a054
Bà con tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả  của thuốc khi phun phòng trừ sâu, bệnh trên cây lúa
Bà con cần thường xuyên kiểm tra, giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cánh đồng, mật độ sâu bệnh gây hại để phòng trừ hiệu quả.
Đối với sâu cuốn lá, cần tập trung xử lý kịp thời khi sâu ở tuổi 1, tuổi 2, sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất Indoxacarb, Emamectin benzoate, Chlorantraniliprole, Isocycloseram, các loại thuốc thương phẩm như: Clever 150SC, Obaone 95WG, Tasieu 1.9EC, Angun 5WG, Incipio® 200SC,..;
Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, trước mắt tập trung xử lý các diện tích rầy đã xuất hiện để hạn chế nguồn phát tán, lây lan trên đồng ruộng; thường xuyên giám sát đồng ruộng thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, chú trọng vùng thấp trũng, vùng hàng năm rầy thường phát sinh gây hại;  chủ động cảnh báo, hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân tiến hành phun trừ kịp thời rầy lứa 2 nở rộ xung quanh thời điểm ngày 15/7/2024 trở đi bằng một trong các loại thuốc hóa học có hoạt chất Pymetrozine, Imidacloprid, Clothianidin, Acetamiprid, các loại thuốc thương phẩm như: Chess 50WG, Sutin 50SC, Dantotsu 50WG, Ba Đăng 300WP...
Đối với bệnh khô vằn,  chủ động phun phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện, chú trọng trên các diện tích sâu trũng, bón thừa đạm, gieo cấy dày; sử dụng một trong các loại thuốc hóa học có hoạt chất Validamycin, Hexaconazole, Cyproconazole, Difenoconazole, các loại thuốc thương phẩm như: Vida 5WP, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt super 300ND,...
Đối với bệnh bạc lá, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phun phòng bệnh bạc lá trên diện tích gieo cấy các giống lúa nhiễm bệnh như: Thái Xuyên 111, TH3-3, KDĐB... và những diện tích hằng năm bệnh thường phát sinh gây hại, sử dụng một trong các loại thuốc hóa học có hoạt chất Oxolinic acid, Kasugamycin, Bronopol các loại thuốc thương phẩm như: Starner 20WP, Kamsu 2SL, Xantocin 40WP...
Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” và hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao gói. Điều tiết nước hợp lý, bón phân đón đòng cân đối tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển và phát huy hiệu lực của thuốc trong quá trình phòng trừ.
Phun thuốc vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát; quá trình xử lý thuốc cần linh hoạt về thời gian phun, thời điểm phun lại lần 2 (nếu cần thiết) để phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ./.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay52,130
  • Tháng hiện tại711,457
  • Tổng lượt truy cập93,089,121
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây