Học tập đạo đức HCM

Thân thiện nuôi heo thả rông

Thứ tư - 27/10/2021 03:11
Việc thả rông đàn heo đi kiếm ăn trên đất trống là một phương pháp tuyệt vời để tái tạo đất trở lại sản xuất và là một thực hành thân thiện với môi trường. Đó chính xác là kiểu nông nghiệp mà Angus McIn-tosh đang cố gắng thực hiện ở Nam Phi.

Khởi nghiệp

Angus McIntosh đi đường vòng một chút trước khi bắt đầu cuộc hành trình của mình trong lĩnh vực nông nghiệp tái sinh. Ông lớn lên trong một trang trại chăn nuôi gia súc ở KwaZulu-Natal, Nam Phi trước khi dấn thân vào sự nghiệp môi giới chứng khoán ở London, Vương quốc Anh. Sau 4 năm tham gia công việc chứng khoán, ông trở lại Nam Phi vào năm 2004 cùng vợ là Mariota Enthoven - người có gia đình sở hữu Trang trại rượu Spier gần Stellenbosch, tỉnh Western Cape, để tiên phong trong hệ thống canh tác trên đồng cỏ của mình trong trang trại.McIntosh cho biết: “Chúng tôi chăn nuôi khoảng 150 con gia súc, 8.000 con gà đẻ trứng, có một khu giết mổ cừu và heo nhỏ trên đất ruộng. Số lượng heo của chúng tôi thay đổi liên tục nhưng về cơ bản, chúng tôi mua heo giống lai Large White và Duroc, sau đó vỗ béo chúng”.Mục đích của trang trại là cung cấp những con heo nặng khoảng 110 kg vào lúc 9 tháng tuổi cho nhà sản xuất thịt xá xíu, đây cũng là loại thịt duy nhất được xử lý không thêm nitrat hoặc nitrit ở Nam Phi. Ban đầu, trang trại đã thử sử dụng heo nái và tự nhân giống heo con nhưng không thành công.

McIntosh chia sẻ thêm: “Heo của chúng tôi giống như một chiếc máy kéo cuối cùng đối với đồng cỏ, ngoài ra chúng có thể bón phân cho đất khi thả nuôi tự do”.

 

Mô hình không chuồng trại

McIntosh nuôi tới 200 con heo và không có bất kỳ chuồng trại cố định nào. Chúng được nuôi trên những vùng đất gồ ghề để thuận lợi cho việc sinh sản và được chuyển đến vùng đất mới ít nhất 1 lần/tuần. Trên cánh đồng, trang trại đặt các khối hình tam giác nhỏ làm bằng nhôm kẽm để cung cấp bóng râm, bảo vệ đàn heo khỏi ánh nắng và các khối này có thể dễ dàng di chuyển. Trang trại cũng sử dụng một loạt ống PVC nối với xe chở dầu di động để cung cấp nước cho heo.

McIntosh thiết lập hệ thống canh tác của mình dựa trên phương pháp chăn thả mật độ cao hay còn gọi là “chăn thả theo đám đông”, sử dụng phân và nước tiểu do động vật tích tụ trên đất để loại bỏ nhu cầu bón phân NPK nhân tạo.

Đàn heo được thả nuôi tự do trên đồng cỏ - Ảnh: Pigprogress

Các đồng cỏ được trồng nhiều loại cây đậu, thảo mộc và cỏ lâu năm luân phiên vào mùa hè và mùa đông. Khi một khu vực đã được chăn thả, đàn heo được di chuyển để đồng cỏ và đất có thời gian tái tạo và phục hồi hoàn toàn. Ít nhất 6 tuần sau đó chúng mới được thả trở lại.

“Ở Nam Phi, duy nhất đàn heo của chúng tôi được cho ăn thức ăn không biến đổi gen với tốc độ tăng trưởng 2,7 kg/ngày. Khoáng chất cũng được cung cấp thường xuyên và các thương lái tại địa phương bán khoảng 8 tấn trái cây và rau hết hạn cho chúng tôi để làm thức ăn hữu cơ cho heo mỗi tuần/lần”, McIntosh tiết lộ.

Theo McIntosh, bằng cách sử dụng mô hình chăn nuôi heo thả rông, tỷ lệ tử vong trên heo rất thấp, chỉ mất khoảng 3 con/năm. Ông cũng khẳng định, không có con heo nào bị mất vì trộm hay tai nạn trên đồng cỏ. Thuốc kháng sinh cũng chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết và heo được tẩy giun cùng với thức ăn. Đồng thời, trang trại cũng chỉ sử dụng 2 nhân viên sống ở thị trấn địa phương, còn lại là sử dụng công nghệ để tăng hiệu quả quản lý đàn heo.

“Chúng tôi không đầu tư nhiều vào công nghệ mới quá hiện đại nhưng có sử dụng hàng rào điện tạm thời chạy bằng năng lượng mặt trời để quản lý đàn heo không ra khỏi cánh đồng cỏ, điều này rất tuyệt vời”, McIntosh chia sẻ thêm.

>> “Dịch tả heo châu Phi cũng có xuất hiện ở địa phương nhưng trang trại quyết định không thay đổi bất kỳ quy trình nào. Heo khỏe mạnh vì chúng được sống ngoài trời. Tuy nhiên thách thức lớn duy nhất mà trang trại phải đối mặt chính là làm thế nào để thị trường đánh giá cao và đúng giá trị của loại thịt heo này”, Angus McIntosh nói.


Theo Linh Nguyễn/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay34,201
  • Tháng hiện tại765,554
  • Tổng lượt truy cập91,939,283
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây