Học tập đạo đức HCM

Người chăn nuôi Hà Tĩnh linh hoạt ứng biến với tình hình dịch bệnh

Thứ tư - 27/10/2021 03:06
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), người chăn nuôi Hà Tĩnh đã tập trung chăm sóc, tăng đàn gà và trâu, bò để phục vụ thị trường cuối năm.
149d1205020t13303l0

Anh Phùng Anh Quang ở thôn 5 (xã Ân Phú, Vũ Quang) nuôi gần 40 con bò vỗ béo để cung cấp thị trường cuối năm.

Đon thị trường tết, thời điểm này người chăn nuôi Vũ Quang đang tập trung tăng đàn, chuyển đổi vật nuôi phù hợp với tình hình dịch bệnh. Anh Phùng Anh Quang ở thôn 5 (xã Ân Phú, Vũ Quang) cho biết: "Thời điểm tháng 5/2021, gia đình tôi có chăn nuôi lợn, tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của DTLCP và giá cả lên xuống thất thường nên gia đình chuyển hướng chỉ đầu tư vào nuôi bò vỗ béo.

Ngay sau khi dịch viêm da nổi cục trên địa bàn được khống chế, gia đình tôi đã mua 40 con bò 3B về nuôi. Vì nuôi theo hình thức vỗ béo nên sau hơn 3 tháng là có thể xuất bán. Thời điểm này, nhu cầu sử dụng thịt bò tăng cao, giá cả ổn định nên gia đình tôi khá yên tâm khi đầu tư”.

149d2090022t55110l0

Tổng đàn trâu, bò toàn huyện Vũ Quang hiện đạt gần 14 nghìn con.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: "Tổng đàn trâu, bò toàn huyện hiện đạt gần 14 nghìn con (từ đầu tháng 9/2021 đến nay tăng hơn 1 nghìn con). Tránh DTLCP nên nhiều nông dân chuyển sang nuôi trâu, bò vỗ béo. Hiện nay, người chăn nuôi trên địa bàn đang tập trung nguồn vốn để đầu tư tăng đàn, phục vụ nhu cầu thị trường tết Nguyên đán sắp tới.

Đồng hành cùng người chăn nuôi, địa phương đã hoàn thành kế hoạch tiêm phòng các loại vắc-xin viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng đối với những vật nuôi trong diện tiêm phòng. Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT cũng thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm biện pháp chăm sóc, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi".

149d1212416t22398l0

Gia đình ông Nguyễn Hữu Loan (thôn Phú Hòa, xã Yên Hòa) thả hơn 2.000 con gà thịt để phục vụ thị trường tết.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết, thời điểm này người chăn nuôi gà ở Cẩm Xuyên cũng chủ động tăng đàn phục vụ thị trường cuối năm.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Loan (thôn Phú Hòa) là một trong những hộ chăn nuôi gà thịt quy mô lớn ở xã Yên Hòa. Theo chia sẻ của ông Loan, để chuẩn bị cho dịp tết năm nay, từ đầu tháng 10, gia đình đã nuôi hơn 2.000 con, tăng 1.000 con so với những lứa trước.

149d1201542t97611l0

Lứa gà thịt hơn 2.000 con của ông Loan hiện đã nuôi được 20 ngày.

Ông Loan cho biết: “Dịp cuối năm nhu cầu tiêu dùng của người dân cao, vì vậy, tăng đàn gà để cung cấp cho thị trường thời điểm này là cách làm kinh tế hiệu quả. Thông thường, gà nuôi khoảng 3-3,5 tháng là có thể xuất bán. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt trọng lượng hơn 2kg/con, giá bán khoảng 60 nghìn đồng/kg là người nuôi có lãi; những dịp cao điểm như tết, giá gà tăng cao hơn, từ 65 - 68 nghìn đồng/kg".

Để có đàn gà khỏe mạnh phục vụ tết, gia đình ông Loan đã tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi. Khi gà được 35 ngày tuổi, ông giảm 30% lượng cám công nghiệp để bổ sung lượng thức ăn khác như: ngô, rau, lúa để gà chắc thịt, thơm ngon.

Ông Loan cũng cho biết thêm, dịp tết năm ngoái ông có chăn nuôi thêm lợn thịt để cải thiện thu nhập dịp tết, tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh phức tạp nên gia đình không đầu tư.

149d1201532t32220l0

Để đàn gà khỏe mạnh, ông Loan đã tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi.

Ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết: “Để đảm bảo an toàn và có nguồn thu dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt thay đổi vật nuôi, chú trọng phát triển đàn trâu, bò và gà. Bởi, ngoài lợn thì đây là những vật nuôi có sức tiêu thụ mạnh trong dịp tết. Hiện tại, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh đạt 234 nghìn con, tổng đàn gà đạt trên 8 triệu con”.

149d2091909t86169l0

Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, để việc chăn nuôi thuận lợi, người dân trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, đồng thời chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Cũng theo ông Khánh, để việc chăn nuôi thuận lợi, các địa phương cần đẩy mạnh việc phòng, chống dịch cho đàn vật nuôi; hỗ trợ người dân trong việc áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tạo ra các sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, người chăn nuôi cần cập nhật tình hình thị trường cũng như dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thường xuyên, từ đó cân nhắc, tính toán việc tăng đàn hợp lý.

Theo Văn Chung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Hôm nay46,847
  • Tháng hiện tại706,174
  • Tổng lượt truy cập93,083,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây