Học tập đạo đức HCM

Đa dạng rau thủy canh bên phố

Thứ hai - 10/05/2021 04:49
Sau vài năm chuyển đổi từ cây hồng ăn trái, cây cà phê già cỗi, Trang trại rau thủy canh Jolly phát triển đa dạng các loại rau, củ, quả vừa sản xuất kinh doanh vừa hoàn thành quy trình trồng thử nghiệm nằm ngay trung tâm Đà Lạt và đã chọn thị trường bán lẻ làm kênh tiêu thụ chính, đạt giá trị kinh tế ổn định hàng năm.

Rau thủy canh các loại của Trang trại Jolly, Đà Lạt mỗi ngày cung ứng ra thị trường bán lẻ trên dưới 150 kg
Rau thủy canh các loại của Trang trại Jolly, Đà Lạt mỗi ngày cung ứng ra thị trường bán lẻ trên dưới 150 kg

Chỉ cách đường nhựa lớn Trần Nhân Tông, Phường 8, Đà Lạt vài trăm mét, Trang trại rau thủy canh Jolly thuộc Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tấn Anh vẫn đều đặn thu hoạch, xuất vườn mỗi ngày trên dưới 150 kg rau các loại cung cấp cho khách hàng bán lẻ và khách hàng trực tiếp đặt mua sử dụng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Anh Phong Ngọc Dũng, phụ trách Trang trại rau thủy canh Jolly cho biết, trang trại này bắt đầu đầu tư xây dựng từ giữa năm 2017 với diện tích 1.200 m2 nhà kính trồng các loại rau xà lách theo quy trình thủy canh hồi lưu. Sau 45 ngày gieo hạt và đưa ra đường máng thủy canh trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP, từng hàng cây xà lách các loại khác nhau lần lượt thu hoạch, chào bán ra thị trường. Những khách hàng đầu tiên trong thành phố Đà Lạt tìm đến trang trại mua xà lách về ăn hàng ngày đã cảm nhận hương vị, chất lượng đặc trưng và giá cả phù hợp, nên đã “chỉ đường” cho những khách hàng khác ở trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng nối tiếp đến mua lẻ về sử dụng. Mặc dù số lượng xà lách thu hoạch hàng ngày đều tiêu thụ hết ở thời điểm này, nhưng lợi nhuận vẫn chưa đạt mức tối đa vì tỷ lệ cây sống mới đạt từ 75 - 80%. 

“Qua những lứa xà lách đầu tiên, Trang trại rau thủy canh Jolly chúng tôi đánh giá, chọn ra kỹ thuật hiệu quả nhất với điều kiện đất đai, môi trường canh tác để áp dụng khép kín quy trình sản xuất, tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hàng ngày...”, phụ trách trang trại Phong Ngọc Dũng trao đổi kinh nghiệm. Theo đó, quy trình sản xuất đồng bộ của Trang trại rau thủy canh Jolly hiện nay gồm: Hạt giống rau nhập khẩu từ châu Âu về ủ lên mầm trong thời gian 2 ngày. Tiếp theo, cũng trong thời gian 2 ngày đưa ra gieo trực tiếp trên giá thể với tỷ lệ phối trộn 80% đất mùn và 20% xơ dừa mua về từ miền Tây. Rồi 15 ngày nuôi cây giống trên khay ươm trước khi trồng đồng loạt trên đường máng thủy canh hồi lưu. Toàn bộ quá trình sản xuất rau thủy canh ở đây đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó là hoàn toàn sử dụng các giải pháp sinh học để ngăn chặn, phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh hại. Kết quả rau xà lách thủy canh các loại đạt tỷ lệ cây sống từ 95% trở lên và thu hoạch trọng lượng trung bình trên dưới 0,3 kg/cây, nên đến đầu năm 2019 đến nay, trang trại nhân rộng phủ kín trên diện tích 2.000 m2 nhà kính tọa lạc tại đường Trần Nhân Tông, Đà Lạt với hình thức canh tác cuốn chiếu hơn 20 loại khác nhau, tất cả đều được thị trường bán lẻ tiêu thụ ổn định. 

Và từ quy trình đúc kết vừa nêu tọa lạc tại khu vực đường Trần Nhân Tông, Đà Lạt, Trang trại rau thủy canh Jolly tiếp tục xây dựng mới diện tích nhà kính 700 m2 tại Phường 10, Đà Lạt và 3.600 m2 tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Đến nay ước tính Trang trại rau thủy canh Jolly đạt lợi nhuận ổn định trên dưới 1,5 tỷ đồng/ha/năm. Bên cạnh loại rau xà lách chủ lực, trang trại còn trồng thủy canh thành công và đưa ra thị trường tiêu thụ hàng ngày các loại rau khác như bắp sú, lơ xanh, cần tây, rau muống, cà rốt baby... Cụ thể, ở trang trại với mỗi lứa rau sản xuất ngắn ngày nhất là rau muống (35 - 40 ngày), kế tiếp là xà lách (45 - 60 ngày), dài ngày nhất gồm rau cần tây, lơ xanh, bắp sú (60 - 80 ngày)... Mỗi loại rau này thu hoạch và cung cấp cho thị trường bán lẻ ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang... chiếm 30%; bán lẻ trực tiếp cho khách hàng trong thành phố Đà Lạt chiếm 20%; còn lại 50% cung cấp cho các quầy hàng rau bán lẻ ở Đà Lạt và các huyện phụ cận...

Đến đầu tháng 4/2021, Trang trại rau thủy canh Jolly đã hoàn chỉnh quy trình trồng rau trên đường máng thủy canh hồi lưu với thiết kế 2 tầng. Đồng thời, trang trại tiếp tục trồng mới các giống dưa leo, cải thảo, cà chua... trên đường máng thủy canh theo nhu cầu phân phối các loại rau của thị trường bán lẻ ngày càng mở rộng đa dạng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

 

Nguồn tin: lamdong.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,368
  • Tổng lượt truy cập90,280,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây