Học tập đạo đức HCM

''Đòn bẩy'' giúp nông dân vùng khó vươn lên

Chủ nhật - 09/05/2021 05:54
Nhờ thực hiện và tận dụng tốt chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phát huy lợi thế của địa phương, đến nay các mô hình chăn nuôi của bà con xã Bảo Thuận, huyện Di Linh đã có bước khởi sắc; qua đó, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên cải thiện cuộc sống.

Gia trại của ông Yang Kar Nhàng là mô hình điểm về phát triển kinh tế của xã Bảo Thuận
Gia trại của ông Yang Kar Nhàng là mô hình điểm về phát triển kinh tế của xã Bảo Thuận

Bảo Thuận là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Thế nhưng, do tư tưởng người dân ít thay đổi, còn mang nặng thói quen tập trung sản xuất lúa và độc canh cây cà phê nên các mô hình kinh tế xen canh, đa cây đa con… trên địa bàn xã chỉ mới phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Cùng với một số mô hình tái canh cà phê, nuôi gà của ngành nông nghiệp huyện và Trung tâm Khuyến công tỉnh triển khai, thời gian qua, địa phương đã chủ động tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho người dân; đồng thời, tận dụng tốt chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn một số vật liệu làm chuồng trại và con giống…

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình ông Yang Kar Nhàng ở thôn Kròt Ka La, một trong những điển hình tiêu biểu về phát triển kinh tế gia trại của xã Bảo Thuận. Ông Yang Kar Nhàng chia sẻ, ngoài canh tác 1 ha cà phê, vài năm trở lại đây gia đình ông đã kết hợp nuôi gà thả vườn và nuôi thỏ nên cuộc sống đã được cải thiện đáng kể. “Hiện tại gia đình tôi vẫn duy trì mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi thỏ. Với 35 con thỏ cái, cao điểm gia đình tôi nuôi trên 300 con thỏ giống và thỏ thương phẩm, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 4 triệu đồng/tháng. Để tận dụng tốt nguồn cỏ trong chăn nuôi, năm 2020 gia đình tôi đã phát triển thêm mô hình nuôi dê”, ông Yang Kar Nhàng phấn khởi.

Ông Yang Kar Nhàng cho biết, để phát triển mô hình nuôi dê, ông đã tìm hiểu trên mạng, trên phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, đặc tính sinh trưởng của dê và kỹ thuật chăm sóc. Đồng thời, ông đã tiếp cận với các nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội… Với 110 triệu đồng vốn vay cùng số tiền tích góp của gia đình, ông Yang Kar Nhàng mạnh dạn phá bỏ trên 3 sào cà phê kém hiệu quả để mở rộng chuồng trại lên đến 0,5 sào, trồng cỏ voi, cỏ ghinê, tạo không gian sinh trưởng cho dê và mua về 22 con dê giống Boer. “So với nuôi gà và thỏ thì kỹ thuật chăn nuôi dê đơn giản hơn, chi phí đầu tư ít hơn và ít xảy ra bệnh tật. Về sinh sản, 2 năm dê đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1 con. Thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng chuồng trại phát triển thêm 10 con dê nái và nuôi theo hình thức bán chăn thả”, ông Yang Kar Nhàng vui vẻ nói. 

Còn với gia đình ông K’Đin ở xóm R’Màng, thôn Taly thì chọn hướng nuôi lợn rừng lai để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Đến nay, gia đình ông K’Đin luôn duy trì nuôi trên 5 con lợn nái sinh sản, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 80 con lợn giống và lợn thương phẩm thu lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. 

Ông Nguyễn Thế Phong - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Thuận cho biết, gia đình ông cũng nuôi lợn rừng lai. Lợn rừng lai có ưu điểm: sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, nguồn thức ăn dồi dào và có thể tận dụng các nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp. Do ít người nuôi nên nhu cầu thị trường cao, cao điểm vào dịp tết không có lợn thương phẩm để bán cho thị trường. Từ 3 con lợn nái sinh sản, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Thế Phong cung cấp cho thị trường khoảng 50 con lợn rừng lai giống và lợn thương phẩm, sau khi trừ chi phí thu lãi 70 triệu đồng/năm. 

Cũng theo ông Nguyễn Thế Phong - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Thuận: Trên địa bàn xã hiện có nhiều hộ nuôi trâu bò, khoảng 70 hộ nuôi thỏ với số lượng trên 4.500 con, 7 hộ nuôi lợn rừng lai và hàng chục hộ nuôi dê có tổng đàn trên 350 con. Hầu hết những hộ nuôi dê chủ yếu nuôi nhỏ lẻ và theo hình thức thả rông, nên không đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, những năm qua, địa phương đã chủ động tuyên truyền, vận động những hộ chăn nuôi tích cực xây dựng chuồng trại, trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi. Từ đó không chỉ giúp bà con nông dân cải thiện chất lượng, số lượng đàn vật nuôi phát triển bền vững, mà còn góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Nguồn tin: lamdong.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay13,026
  • Tháng hiện tại311,805
  • Tổng lượt truy cập83,367,800
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây