Học tập đạo đức HCM

Nỗ lực thúc đẩy phát triển chương trình OCOP

Thứ hai - 07/12/2020 05:27
Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ. Qua đó, tạo tiền đề cho những thành công của chương trình ở giai đoạn tiếp theo.



Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2020 thu hút đông đảo người dân tới mua sắm.

Thực hiện chủ đề chương trình OCOP năm 2020, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại. Trước những tác động lớn của dịch Covid-19, giải pháp được đưa ra là thực hiện linh hoạt các giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại trong nước. Bên cạnh duy trì thường xuyên Hội chợ OCOP, từ ngày 6/9 đến 9/10, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã làm việc với các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk để giới thiệu, ký kết chương trình hợp tác tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ thông tin về nhu cầu thị trường, ưu đãi chi phí tham gia hội chợ.

Cuối tháng 10/2020, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã tổ chức hội nghị quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm thủy sản Quảng Ninh tại Hà Nội. Đồng thời, tổ chức tuần giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm thủy sản Quảng Ninh năm 2020 tại Trung tâm Thương mại BigC Thăng Long.



Triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiềm năng xuất khẩu, sản phẩm thương hiệu, OCOP Quảng Ninh, tháng 11/2020. Ảnh: Việt Hưng

Trong những tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức 3 hội chợ cấp tỉnh, 6 phiên chợ đưa hàng Việt Nam về nông thôn, miền núi, hải đảo, 10 hội chợ OCOP kết hợp thương mại tại 12/13 địa phương trong tỉnh. Đây là loạt các hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP.

Cùng với đó, việc nâng cao chất lượng từng sản phẩm vẫn luôn được Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đặt lên hàng đầu. Cụ thể, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các cơ sở chế biến, tiêu thụ nội địa, gắn với chương trình OCOP của địa phương; phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa nhà máy chế biến với cơ sở sản xuất và cung ứng nguyên liệu; khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất...

Nhờ đó, hiện toàn tỉnh đã có 291 cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ATTP theo tiêu chuẩn thực hành tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (SSOP), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); tổ chức xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn cho 45 sản phẩm; cấp phát 90.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho 170 sản phẩm...



Sản phẩm ruốc hàu của Công ty BAVABI được đầu tư kỹ về chất lượng.

Bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh (BAVABI), cho biết: Chúng tôi xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết của doanh nghiệp. Do đó, công ty đã chủ động đầu tư dây chuyền rửa, vệ sinh, đóng lọ tự động, khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối, thay thế cho phương pháp thủ công. Đồng thời tiến hành thay đổi bao bì, đa dạng hóa sản phẩm, tối ưu hóa tiện ích cho người tiêu dùng. Năm nay, công ty tiếp tục hoàn thành hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP; ISO 22000 và công cụ 5S, nhằm giám sát toàn bộ quá trình từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, đến khâu đóng gói, bảo quản và cung cấp đến tay người tiêu dùng, đảm bảo tính an toàn của thực phẩm.

Công ty BAVABI đầu tư thiết bị hiện đại trong chế biến sản phẩm. Ảnh: Minh Đức

Năm nay, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh vẫn duy trì việc tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP chất lượng, khách quan, minh bạch. Trong đó, 64/72  sản phẩm được xếp hạng đạt từ 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, đồng thời, sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in trên bao bì sản phẩm theo quy định. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của nhiều sản phẩm nâng hạng sao, như: Nấm kim châm, nước khoáng Quang Hanh Fresh vị chanh muối, thịt lợn hướng nạc nguồn gốc từ châu Âu... Điều này cho thấy sự cố gắng của các cơ sở sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện mẫu mã, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, cho biết: Năm 2020 là năm cuối cùng của việc thực hiện đề án chương trình OCOP giai đoạn 2107-2020. Do đó, chúng tôi tập trung đánh giá khách quan những kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình giai đoạn vừa qua, như: Việc xây dựng sản phẩm chủ lực còn hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô... Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, nhiệm vụ sát với thực tế, giải pháp thiết thực cho giai đoạn tiếp theo để không ngừng nâng cao hiệu quả của chương trình.

Theo Cao Quỳnh/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,140
  • Tổng lượt truy cập92,032,869
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây