Học tập đạo đức HCM

OCOP lan rộng khắp cả nước, gần 3.000 sản phẩm được gắn "sao", kết nối với du lịch

Thứ tư - 16/12/2020 00:36
Bộ NN&PTNT vừa phối hợp với Bộ VH,TT&DL, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức hội thảo "Phát triển du lịch cộng đồng theo bộ tiêu chí chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)" tại tỉnh Hậu Giang.

Có nhiều tiềm năng, lợi thế

Theo Bộ NN&PTNT, chương trình OCOP đã được triển khai gần 3 năm, qua đó đã lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất cả các địa phương trên cả nước.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Đại biểu tham quan các sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Đến nay, đã có 51 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, 2.965 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn 3 sao và 4 sao. Trong đó, có 61,4% sản phẩm đạt 3 sao, 36,2% sản phẩm 4 sao và 72 sản phẩm tiềm năng 5 sao (vượt 1,24 lần so với mục tiêu của chương trình đề ra trong giai đoạn 2018-2020).

Cũng theo theo Bộ NN&PTNT, chương trình OCOP đã có 1.573 chủ thể tham gia, trong đó có 36,8% là các hợp tác xã, 30,3% là doanh nghiệp và 31,1% là các cơ sở/hộ sản xuất, còn lại là các tổ hợp tác. Hiện cả nước đặc biệt có 18 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận OCOP, trong đó nhiều nhất là vùng miền núi phía Bắc với 7 sản phẩm, vùng ĐBSCL đứng thứ 2 với 5 sản phẩm của 3 tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng và Vĩnh Long.
 

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, với những tiềm năng và lợi thế trên, các địa phương cần tập trung và hướng đến phát triển du lịch cộng đồng theo bộ tiêu chí chương trình OCOP.

Ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, nhiều mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh đang thu hút du khách tham quan và trải nghiệm như: khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng, vùng du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc, vườn dâu Thiên Ân, khu trải nghiệm làm nông dân "Miệt Ngàn", Trang trại sữa dê Ngọc Đào,...

Tới đây, tỉnh Hậu Giang đặc biệt quan tâm, định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo bộ tiêu chí chương trình OCOP. Tỉnh Hậu Giang sẽ cùng các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau phát triển.

Còn ông Trần Minh Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh thì cho biết, phát triển du lịch là một trong bốn chương trình đột phá của tỉnh. Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp và du lịch nói chung, Tây Ninh đang tập trung và hướng đến phát triển du lịch cộng đồng theo bộ tiêu chí chương trình OCOP.

Cụ thể, tỉnh Tây Ninh sẽ phát triển du lịch tại làng nghề bánh tráng Trảng Bàng, chằm nón lá thành phố Tây Ninh, phố ẩm thực chay Hòa Thành, du lịch homstay,..."Phát triển du lịch cộng đồng theo bộ tiêu chí chương trình OCOP là giải pháp thiết thực cho việc nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nông thôn" - Ông Chiến khẳng định.

Nâng cao thu nhập và đời sống người dân nông thôn

Nhiều đại biểu cho rằng, du lịch nông thôn là xu hướng phát triển bền vững của du lịch hiện nay do Việt Nam là nước nông nghiệp, với hơn 60% dân số sống ở nông thôn cùng với truyền thống văn hóa, lịch sử gắn với sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. Thời gian qua, ở Việt Nam cũng đã có những mô hình thành công, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế và xã hội.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Phát triển du lịch cộng đồng cần gắn theo bộ tiêu chí chương trình mỗi xã một sản phẩm

Bà Ngô Thị Thu Trang - Đại diện Trường Đại học KHXH&NV Hồ Chí Minh trình bày tại hội thảo: "Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP trong bối cảnh hiện nay là một trong những xu hướng phát triển nông thôn, góp phần gia tăng giá trị cho cộng đồng địa phương". 

"Ở ĐBSCL, làng văn hóa du lịch Sa Đéc (Đồng Tháp) và làng văn hóa du lịch Chợ Lách (Bến Tre) là minh họa cụ thể của mô hình du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP" - Đại diện Trường Đại học KHXH&NV Hồ Chí Minh nói thêm.

Theo đại diện Bộ VH,TT&DL, thời gian qua, một số dịch vụ du lịch cộng đồng đã được đánh giá phân hạng sao theo bộ tiêu chí, qua đó đã góp phần tuyên truyền, định vị sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng tại một số địa phương, nhằm phát triển mô hình kiểu mẫu từ đó tiến tới nhân rộng ra các địa phương khác.

Ngoài ra, theo Bộ VH,TT&DL, nhiều công ty lữ hành khai thác hiệu quả các sản phẩm trong chương trình OCOP, đã tạo ra các tour du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn, chất lượng cao để phục vụ khách du lịch. Về phía các địa phương cũng đã tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, kết nối quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP trong nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng. Các địa phương thực hiện tốt là Đồng Tháp, Bến Tre, Hà Nội, Hà Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Thừa Thiên Huế,...

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, việc phát triển du lịch cộng đồng theo bộ tiêu chí chương trình OCOP là rất cần thiết và có nhiều tiềm năng. 

Tuy nhiên, hiện nay, ở một số địa phương đang triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng nhưng chưa biết đến các bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng đối với bộ sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch hoặc còn lúng túng khi áp dụng bộ tiêu chí. Do đó, trong thời gian tới, các địa phương phải khắc phục tình trạng này.

Đối với Bộ NN&PTNT và Bộ VH,TT&DL, theo ông Nam, sẽ tiếp tục họp bàn để xây dựng chiến lược phát triển, tạo ra sự thống nhất và phù hợp giữa các cơ chế chính sách. Trước mắt, có thể sẽ thí điểm cấp giấy chứng nhận hoạt động cho các điểm, cơ sở du lịch cộng đồng để có sự quản lý.

https://danviet.vn/ocop-lan-rong-khap-ca-nuoc-gan-3000-san-pham-duoc-gan-sao-ket-noi-voi-du-lich-20201215122132135.htm

Theo Huỳnh Xây/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,912
  • Tổng lượt truy cập92,008,641
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây