Học tập đạo đức HCM

Tin NN Miền Trung: Phát triển OCOP gắn với du lịch

Thứ năm - 17/12/2020 00:37
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển du lịch đang là một trong những lựa chọn của một số tỉnh Miền Trung, không chỉ giới thiệu được những sản phẩm truyền thống mà còn gắn kết hoạt động du lịch phát triển.
Huyện miền núi Con Cuông phong phú với sản phẩm OCOP
 
Hiện nay, huyện miền núi Con Cuông đã có 4 sản phẩm OCOP được công nhận 4 sao cấp tỉnh, ngoài ra  trên địa bàn còn có rất nhiều sản phẩm nông thôn tiêu biểu có tiềm năng tạo việc làm sinh kế cho người dân vùng cao, nhất là các sản phẩm phục vụ du lịch.
 
con-cuông.jpgMặt hàng tre mỹ nghệ của Trà Lân Bamboo bày bán ở chợ phiên Con Cuông.Ảnh: Bá Hậu

 
Vừa qua 2 mô hình du lịch cộng đồng ở bản Khe Rạn, xã Bồng Khê và bản Nưa, xã Yên Khê; và 2 sản phẩm là dây thìa canh, cà gai leo của Công ty CP Dược liệu Pù Má được công nhận sản phẩm OCOP được xếp hạng 4 sao.
 
Trên địa bàn hiện còn có nhiều sản phẩm nông thôn tiêu biểu giàu tính sáng tạo phát huy giá trị truyền thống dân tộc và tạo việc làm cho người dân như dệt thổ cẩm, tre mỹ nghệ, mây tre đan, rượu men lá, chợ phiên, du lịch cộng đồng… hay các sản phẩm được quan tâm đầu tư sản xuất chất lượng như cam VietGAP, mứt cam, tinh dầu cam, cây dược liệu, giảo cổ lam, cao hà thủ ô, rau quả tươi....
 
Huyện Con Cuông đang là điểm du lịch hấp dẫn của miền Tây xứ Nghệ cũng như cả nước, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế thăm quan. Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh sẽ là điều kiện thuận lợi để địa phương tạo điều kiện hơn nữa cho các sản phẩm OCOP Con Cuông được trở thành sản phẩm hàng hóa nông thôn tiêu biểu có giá trị.
 
Trong giai đoạn hiện nay, việc kết hợp các ngành nghề để phát triển kinh tế là một trong những hướng đi tích cực, vừa khai thác được tiềm năng sẵn có của địa phương, đồng thời cũng tạo được thu nhập cho người dân bản địa. Du lịch là một trong những phương thức để tiêu thụ được các sản phẩm của người dân.
 
Năm 2020, Nghệ An tiếp tục có 101 sản phẩm tiêu biểu của 16 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tham gia hội thi đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
 
bna_a26365061_2122020.jpg
 
Nhiều khách hàng quan tâm đến các sản phẩm OCOP của Nghệ An đạt 3 sao trở lên tại gian hàng trưng bày. Ảnh: Xuân Hoàng

 
Mục tiêu của chương trình OCOP đến hết năm 2020 là Nghệ An tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có, tương ứng với 90 sản phẩm. Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An đã tổ chức thi các sản phẩm nông thôn tiêu biểu năm 2020.
 
Thông qua cuộc đánh giá, xếp hạng lần này nhằm khuyến khích các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh) tham gia Chương trình OCOP đổi mới, sáng tạo, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm đảm bảo các quy định theo Bộ tiêu chí về đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP được quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó để từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
 
Muốn vậy chính quyền các cấp phải  đầu tư cho các sản phẩm trên địa bàn đáp ứng được các điều kiện về chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc…tạo sức hút cho du khách.
Đây cũng chính là động lực để phát triển kinh tế đại phương.
 
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 4
 
Ông Đinh Hữu Sang – Trưởng phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh cho biết: Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh là cơ hội xúc tiến thương mại lớn nên được nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quan tâm. Năm nay, sau khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch, các địa phương và đơn vị đã tiến hành triển khai. Theo đó, các địa phương đã kêu gọi nhà vườn, doanh nghiệp đăng ký gian hàng và gửi về Sở Công thương để tổng hợp.
 
Ngoài các gian hàng là sản phẩm của tỉnh, lễ hội năm nay còn có sự tham gia của 14 gian hàng tỉnh Hà Giang.
 
Anh Phan Văn Thanh - chủ nhà vườn Thanh Hiền (Thượng Lộc, Can Lộc) đang tập trung lựa chọn những cây cam chất lượng nhất để mang đến giới thiệu tại lễ hội lần này.
 
anh-thanh.jpg
 
Anh Phan Văn Thanh sở hữu vườn cam chất lượng tại xã Thượng Lộc, Can Lộc.

 
Anh Thanh cho biết: “Đây là lần quay trở lại của nhà vườn sau 2 năm không tham gia nên mọi việc được chuẩn bị kỹ càng, chú tâm hơn. Huyện và xã đã có những hướng dẫn cơ bản và thông tin để tôi nắm rõ các hoạt động sẽ diễn ra. Với kinh nghiệm trồng cam lâu năm, quy trình chăm sóc bài bản, nhà vườn chúng tôi sẽ đưa đến lễ hội khoảng 1 tấn cam đẹp nhất để quảng bá, tăng độ nhận diện cho thương hiệu cam Thượng Lộc”.
 
151d1085751t8104l2-152d0065949t49458l0.jpgLễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh những năm trước đã mang lại nhiều kết quả tích cực. (Trong ảnh: Gian hàng được trang trí đẹp mắt tại Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2019).

 
Lễ khai mạc dự kiến diễn ra tối 18/12 tới đây. Với sự chuẩn bị khẩn trương, chu đáo của các cơ sở và chính quyền địa phương, hứa hẹn sẽ tạo nên một ngày hội lớn vinh danh các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.
 
Ông Nguyễn Xuân Diệu - Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Năm nay, xã có 3 nhà vườn tham gia lễ hội. Đây là ngày hội lớn, vì thế, các nhà vườn đều có sự chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, quan tâm, đầu tư về mặt chất lượng, mẫu mã, hình thức trình bày để giới thiệu đến khách tham quan”.
 
Theo Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc, năm nay, huyện có 11 gian hàng tham gia, trong đó 7 gian hàng cam và 4 gian hàng sản phẩm khác như: giò lụa Trường An, mật ong Trà Sơn, rượu Khánh Lộc, tinh bột nghệ An Tâm. Xác định xúc tiến thương mại là hoạt động quan trọng cho các nhà vườn, cơ sở nên bên cạnh chọn những đơn vị “có tiếng”, huyện lựa chọn những đơn vị mới tham gia lễ hội để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng thương mại.
 
Phó Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Hương Khê Nguyễn Xuân Lan cho biết: “Ngay sau khi có kế hoạch của tỉnh về lễ hội, chúng tôi đã triển khai để các xã, tổ chức, cá nhân đăng ký và lập danh sách gửi lên Sở Công thương. Lễ hội năm nay, 10 cơ sở trên địa bàn huyện tham gia 8 gian hàng, bao gồm cam và các sản phẩm chủ lực khác như: trầm hương, cây giống, giò me, bánh đa, mật ong... Các cơ sở đã có sự chuẩn bị nguồn hàng và phụ kiện thiết kế gian hàng”.

https://kinhtenongthon.vn/tin-nn-mien-trung-phat-trien-ocop-gan-voi-du-lich-post39604.html
Theo  Ngọc Thủy (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,590
  • Tổng lượt truy cập92,011,319
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây