Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: Cải tiến kỹ thuật trồng nhằm gia tăng năng suất, chất lượng nấm rơm

Thứ hai - 25/10/2021 06:33
Ở Tiền Giang, nấm rơm được trồng nhiều ở các huyện như Gò Công Đông, Gò Công Tây và Thị xã Gò Công… Trong canh tác truyền thống, nông dân thường sử dụng thêm một lớp rơm khô mỏng đậy bên ngoài nhằm giữ ẩm và giúp nấm trắng hơn.

Tuy nhiên biện pháp này chưa thật sự cho hiệu quả do tơ nấm thường phát triển nhanh và hình thành quả thể trên lớp rơm áo này làm giảm năng suất. Lớp rơm áo cũng không hiệu quả trong ngăn chặn ánh sáng mặt trời nên nấm thường có màu đen ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm.

Nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp này, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Gò Công phối hợp với Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên thị xã Gò Công xây dựng mô hình trồng nấm rơm áp dụng sáng kiến “Cải tiến kỹ thuật trồng nhằm gia tăng năng suất, chất lượng nấm rơm” với quy mô 200 m2 vụ Hè Thu ở ấp  Xóm Vinh, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

1 30
Mô hình sử dụng lưới lan che phủ giúp quả thể nấm rơm hình thành trên bề mặt mô nấm

Tham gia mô hình nông dân được hỗ trợ 50% vật tư thiết yếu bao gồm meo giống, rơm rạ khô, vôi bột, thuốc sát trùng, chất dinh dưỡng và dụng cụ đo pH… Mô hình sử dụng lưới che nắng hay còn gọi là lưới che lan thay thế lớp rơm áo giúp quả thể nấm rơm hình thành ngay trên mặt mô nấm; việc che chắn ánh sáng tốt giúp kiểm soát màu sắc nấm rơm; từ đó nâng cao chất lượng và năng suất nấm rơm lên từ 5-10%, rút ngắn thời gian thu hoạch từ 2-4 ngày so với trồng theo kỹ thuật truyền thống mà còn giảm tác hại do mưa gió gây ra. Các hộ cũng được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tập huấn về kỹ thuật ủ rơm rạ, kỹ thuật cấy meo, chăm sóc, kỹ thuật thu hái và bảo quản nấm rơm…

Sau khoảng 1 tháng thực hiện, mô hình đã cho thu hoạch được 536 kg nấm thương phẩm. Chất lượng nấm đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán 75.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mô hình trên 28 triệu đồng.

Việc thực hiện mô hình đã khắc phục những nhược điểm của phương pháp canh tác truyền thống trong trồng nấm rơm. Mô hình giúp nâng cao được nhận thức của người nông dân về việc tận dụng nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế những tác động xấu do ô nhiễm môi trường gây ra.

2 20
Thu hoạch nấm rơm trong mô hình

Dương Phát Thịnh/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay32,449
  • Tháng hiện tại1,178,561
  • Tổng lượt truy cập92,352,290
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây