Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới ở Mỹ Đức

Chủ nhật - 16/06/2013 05:26
Là huyện có địa hình phức tạp nhưng chỉ trong thời gian ngắn, huyện Mỹ Đức đã cơ bản hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa (DĐĐT).
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị mà đến nay, huyện đã có 5 xã đạt và cơ bản đạt 14 - 19 tiêu chí; 15 xã cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí và 1 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 3 triệu đồng/năm so với trước khi thực hiện chương trình…
 Hiệu quả cao
 Gia đình chị Hà Thị Hải ở cụm 8, thôn Thượng, xã Phùng Xá có 4 sào ruộng, trước đây được chia nhỏ thành nhiều mảnh ở nhiều xứ đồng khác nhau. Năm 2013, sau khi DĐĐT, thửa ruộng 4 sào của gia đình chị được gom về một mảnh, cày cấy đều áp dụng cơ giới hóa, không phải cấy tay nên chị rất phấn khởi. Ngồi đợi máy gặt đập liên hợp đến lượt nhà mình, chị Hải vui vẻ cho biết: "Làm ruộng thế này thì ai chả mừng. Trước đây, cứ đến vụ cấy, vụ gặt là chúng tôi phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Còn bây giờ thì có máy làm thay hết, gia đình chỉ việc mang lúa về phơi". Vụ lúa này, gia đình chị Hải cấy giống Nàng Xuân, gạo ngon, năng suất cao hơn hẳn. Thành quả đó, theo chị Hải là nhờ chính quyền đã giúp dân DĐĐT để đưa máy móc vào sản xuất. Chủ tịch UBND xã Phùng Xá Nguyễn Văn Kiên cho biết, triển khai từ cuối năm 2012, xã Phùng Xá đã cơ bản DĐĐT xong 260ha, bằng 100% kế hoạch giao. Trước khi DĐĐT, cả xã có gần 5.000 thửa thì nay còn 2.571 thửa, giảm một nửa số thửa. Sau khi DĐĐT, người dân đã đầu tư 2 máy kéo lớn, 10 máy kéo nhỏ để làm đất, đồng thời mua 4 máy gặt đập liên hợp vào sản xuất.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất tại cánh đồng mầu lớn xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Nam Bắc
 Theo ông Hoàng Mạnh Sơn - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, DĐĐT chính là một trong những thành công lớn của huyện kể từ khi địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo kế hoạch, toàn huyện Mỹ Đức phải DĐĐT hơn 7.500ha, đến nay, các xã đã triển khai xong và giao ruộng cho dân được hơn 6.100ha, giảm hơn 82.000 thửa so với trước khi DĐĐT. Trong đó, có nhiều xã như Hợp Thanh, Phùng Xá, 11 năm qua triển khai DĐĐT chưa thành công mà nay toàn xã quyết liệt triển khai, tập trung trong vài tháng đã hoàn thành. Sau DĐĐT, huyện Mỹ Đức đã quy hoạch vùng lúa lai, lúa chất lượng cao 4.500ha (chiếm 58% diện tích), 142ha rau an toàn, 60ha bưởi diễn, 100ha nhãn chín muộn; 762ha nuôi trồng thủy sản tập trung… Vụ xuân này, toàn huyện có 340ha lúa được gieo sạ bằng dàn kéo tay, 15 máy gặt đập liên hoàn và 140 máy tuốt lúa, 440 máy làm đất các loại giúp cho nông dân tiết kiệm được thời gian và công sức lao động nên bà con rất phấn khởi.
 Tạo cơ sở để “phá sức ì”
 Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Lê Văn Sang cho biết, kinh nghiệm đẩy nhanh DĐĐT ở địa phương là tập trung tuyên truyền và chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến xã. Huyện ủy Mỹ Đức đã ra nghị quyết và chỉ thị chuyên về DĐĐT, đồng thời tăng cường kiểm tra việc triển khai ở cơ sở để "phá sức ì" trong đội ngũ cán bộ. "Chúng tôi lấy DĐĐT làm một trong những tiêu chí để xét danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh hàng năm. Nếu địa phương nào không hoàn thành thì Đảng bộ đó sẽ không thể vững mạnh được" - ông Sang nhấn mạnh.
 Sau thành công của công tác DĐĐT, huyện Mỹ Đức đang tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn đã hoàn thành, xã nào cũng có hệ thống thu gom rác thải tập trung… Thống kê đến nay, huyện có 5 xã đạt và cơ bản đạt 14 - 19 tiêu chí; 15 xã cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí và 1 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3 triệu đồng so với trước khi thực hiện chương trình; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,98%, giảm 6,02% so với trước khi thực hiện chương trình. Tại xã điểm Phùng Xá, người dân đã huy động được 1,75 tỷ đồng và trên 1.500m2 đất làm công trình phúc lợi…, 20 xã còn lại cũng đã huy động được hơn 50 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, người dân đã đóng góp hơn 47 tỷ đồng.
 Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện cũng đang đứng trước một số khó khăn, cả huyện mới có 1,5% dân số được sử dụng nước sạch ở thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn. Đối với việc đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất, mặc dù UBND TP đã có cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 16 nhưng chưa người dân nào tiếp cận được nguồn vốn này, bởi vướng nhiều thủ tục. Mỹ Đức trước đây vốn thuộc vùng phân lũ, rất ít được đầu tư cơ sở hạ tầng nên để đạt chuẩn NTM, huyện cần một nguồn lực đầu tư rất lớn, rất cần được TP quan tâm tháo gỡ.
 
Yến Ngọc (ktdt.com.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,129
  • Tổng lượt truy cập92,575,793
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây