Học tập đạo đức HCM

Bài học ngừa ‘thảm họa kép’ Covid-19, tả lợn châu Phi từ trang trại ở Mỹ

Thứ năm - 21/05/2020 22:25
Quy trình an toàn sinh học tại các trang trại nuôi lợn ở Mỹ được thắt chặt gấp bội để ngăn ngừa ‘thảm họa kép’ gồm đại dịch Covid-19 và bệnh tả lợn châu Phi.
Brad Greenway bên đàn lợn con tại trang trại của ông ở bang South Dakota. Ảnh: WSJ.

Brad Greenway bên đàn lợn con tại trang trại của ông ở bang South Dakota. Ảnh: WSJ.

Vài tuần trước, sau khi tiếp nhận các vật tư đường nước từ một nhà cung ứng, Brad Greenway lập tức thực hiện quy trình thường ngày để ngăn mang mầm bệnh vào nơi làm việc. Ông tắm rửa, thay quần áo và phun thuốc khử trùng vào các bộ phận đường nước.

Greenway không làm việc trong bệnh viện, nhà dưỡng lão hay cửa hàng tạp hóa. Ông nuôi lợn trong một trang trại gần thành phố Mitchell, bang South Dakota. Các biện pháp khử trùng tăng cường được người dân Mỹ thực hiện để đối phó virus corona vốn đã được áp dụng từ lâu trong chăn nuôi lợn.

“Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo an toàn sinh học”, Greenway trả lời Wall Street Journal từ văn phòng tại trang trại, có sản lượng khoảng 13.000 con mỗi năm.

Trong khi đại dịch Covid-19 khiến các cơ sở chế biến thịt tại Mỹ phải đóng cửa, tàn phá chuỗi cung ứng thực phẩm, nhiều trang trại nuôi lợn đã đi trước một bước trong ngăn bệnh truyền nhiễm.

Để tiếp cận khu gây giống trong trang trại, nơi cung cấp lợn con cho trang trại của Greenway cùng 13 cơ sở khác, công nhân phải cởi đồ, tắm rửa và gội đầu trong một buồng tắm tại đây, sau đó mặc quần áo khác và đi ủng.

Quy trình này lặp lại khi công nhân ra ngoài ăn trưa hoặc nhận đồ từ xe tải. Quy trình nghiêm ngặt đến mức Greenway chưa bao giờ vào khu chuồng trại kể từ khi nơi này được xây 13 năm trước.

Greenway rửa tay để đảm bảo an toàn sinh học tại trang trại. Ảnh: WSJ.

Greenway rửa tay để đảm bảo an toàn sinh học tại trang trại. Ảnh: WSJ.

Các trang trại siêu vệ sinh được thiết kế để ngăn dịch bệnh lây truyền giữa các đàn gia súc và gia cầm. Trong bối cảnh Mỹ xuất khẩu nhiều thịt nhất cho thế giới và tiêu dùng nội địa gia tăng, nông dân và các cơ sở chế biến thịt mở rộng trang trại của họ thành những khu phức hợp, nuôi tới hàng nghìn con gia súc, lợn và gà.

Các cơ sở quy mô lớn, đặt gần nhau khiến ngành chăn nuôi dễ bị thiệt hại bởi các dịch bệnh lây lan nhanh.

Đợt bùng phát virus gây tiêu chảy ở lợn năm 2013 và 2014 khiến tổng đàn của Mỹ mất khoảng 7 triệu con, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Một chủng cúm gia cầm khiến 50,4 triệu con gà và gà tây chết trong năm 2015. Các quan chức ngành thịt tại Mỹ không coi Covid-19 là nguy cơ với các trang trại nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng thống Donald Trump hồi cuối tháng 4 ký sắc lệnh điều hành nhằm thúc đẩy quá trình tái mở cửa các cơ sở chế biến thịt. Tuy nhiên, sản lượng thịt bò, thịt lợn cùng các loại thịt đỏ khác vẫn đang thấp hơn 16% so với bình thường, nông dân phải giết bớt cá thể trong đàn.

Tại trang trại, các nhà lai tạo giống, bác sĩ thú y và thậm chí là người lấy phân cũng có những biện pháp vệ sinh cực đoan.

Kevin Turner, quản lý trang trại phục vụ nghiên cứu và giảng dạy về lợn của Đại học bang Michigan ở gần thành phố Lansing, bang Michigan, giặt đồ đến 20 lần mỗi ngày để tiêu diệt virus và vi khuẩn có thể bám trên quần áo tại trang trại. Kỷ lục của ông là tắm 12 lần một ngày, khi ra và vào trang trại để dạy các lớp khác nhau.

 
Kevin Turner bế một con lợn con tại trang trại dành để dạy chăn nuôi ở Đại học bang Michigan. Ảnh: WSJ.

Kevin Turner bế một con lợn con tại trang trại dành để dạy chăn nuôi ở Đại học bang Michigan. Ảnh: WSJ.

Quy trình an toàn sinh học của Turner giờ đây bao gồm cả tiệm tạp hóa của gia đình. Ông lau sạch từng thùng sữa trước khi đặt chúng lên ôtô. Ông sẽ để những thứ không cần bảo quản lạnh trên xe tải vài ngày trước khi đưa vào trong.

“Lúc này, tôi cảm thấy an toàn hơn khi ở gần những con lợn hơn là tới tiệm tạp hóa”, Turner chia sẻ.

Rửa tay thường xuyên là thói quen vốn có của Ryan Hageman, đồng sở hữu công ty chuyên thu gom phân gia súc NEIA Pumping Service, trụ sở thành phố Calmar, bang Iowa.

“Bạn sẽ bị bẩn vì phải làm việc với phân gia súc”, Hageman giải thích.

Hageman luôn tìm cách đảm bảo các xe kéo của công ty có nước rửa tay. Khi người tiêu dùng Mỹ mua hết nước rửa tay tại các cửa hàng, Hageman cũng không nao núng. Ông đã tích trữ các khăn lau khử trùng và nhân viên công ty sẵn lòng rửa tay bằng nước lau kính công nghiệp phun từ bình xịt. Sản phẩm này có chứa cồn nhưng Hageman không chắc chắn có đủ nồng độ để diệt vi khuẩn.

Gần thành phố Morristown, bang Minnesota, nông dân nuôi gà tây Kim Halvorson tặng hàng xóm thuốc tẩy cô tích trữ đủ để vệ sinh chuồng trại trong nhiều tháng. Mỗi khi xuất chuồng một đàn gà tây, cô sẽ tẩy rửa toàn bộ chuồng trại, tường, trang thiết bị liên quan.

Cô còn tặng khẩu trang cho các tài xế chuyên chở hàng hóa và chất thải gia súc cho trang trại, khuyên họ không dừng quá lâu tại điểm dừng nghỉ.

“Hầu hết tài xế đều thân thiện… Họ đã cách ly xã hội cả ngày trên xe”, Halvorson nói.

Người ra vào trang trại của Đại học bang Michigan phải tắm và thay đồ nhiều lần mỗi ngày. Ảnh: WSJ.

Người ra vào trang trại của Đại học bang Michigan phải tắm và thay đồ nhiều lần mỗi ngày. Ảnh: WSJ.

Maschhoffs LLC, một trong những công ty chế biến thịt lợn lớn nhất Mỹ, nhiều năm qua yêu cầu khách đến thăm trang trại phải không bị sốt trong vòng 24 giờ trước đó, do người có thể truyền bệnh cho lợn, và không tiếp xúc với lợn ở nơi khác cũng trong thời gian tương tự. Công ty nuôi khoảng 215.000 lợn nái tại các bang từ Wyoming tới Georgia.

Các thiết bị được phun khử trùng khi đưa vào bên trong, hộp cơm của nhân viên cũng phải đi qua hệ thống tia cực tím có thể diệt virus và vi khuẩn.

Các quan chức Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng việc chú trọng vào giữ vệ sinh tại các trang trại đã giúp kiểm soát nhiều dịch bệnh trong quá khứ và đang ngăn một số dịch bệnh, như tả lợn châu Phi tàn phá ngành thịt lợn của Trung Quốc, hoành hành tại Mỹ.

“Phía sạch là phía trang trại”, Jay Miller, Phó Chủ tịch phụ trách y tế và các hoạt động của Maschhoffs, nói. “Phía bẩn là thế giới bên ngoài”.

Nguồn tin: Văn Việt/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay50,677
  • Tháng hiện tại654,585
  • Tổng lượt truy cập93,032,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây