Học tập đạo đức HCM

Cho vay tiêu dùng trả góp “kích cầu” tăng trưởng tín dụng!

Thứ hai - 19/12/2016 08:13
Bên cạnh cho vay truyền thống, hiện nay, cho vay tiêu dùng trả góp ngày càng chiếm ưu thế ở Hà Tĩnh. Xu thế này được cho là phù hợp với sự phát triển của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân, vừa là kênh “kích cầu” tăng trưởng tín dụng…

Điện thoại di động là một trong những mặt hàng được khách hàng lựa chọn mua theo hình thức trả góp.

Đối với rất nhiều người dân, không phải bao giờ cũng sẵn sàng tài chính để sắm sửa cho gia đình những tiện nghi phục vụ cuộc sống. Nắm bắt thực tế đó, nhiều năm trở lại đây, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã kết nối với các đơn vị cung cấp dịch vụ để mở rộng vốn vay mua nhà, xe, điện thoại di động...

Vietcombank là một trong những “ông lớn” mạnh dạn áp dụng mức vay khá cao khi kết nối với các showroom ô tô và lĩnh vực nhà đất. Đối với thị trường ô tô, Chi nhánh Hà Tĩnh đã đặt “chân rết” đến tất cả 4 hãng xe ô tô trên địa bàn. Theo đánh giá phản hồi, đây cũng là ngân hàng có dư nợ lớn nhất đối với hình thức trả góp tại các showroom ô tô. Thời hạn cho vay tối đa 48 tháng, mức vay tối đa lên đến 70% giá trị xe (nếu thế chấp chiếc xe mới mua) và 100% nếu có bìa đỏ thế chấp với lãi suất từ 7%/năm. Tiền trả lãi giảm theo tiền gốc, chi phí khác hoặc phí trả nợ trước thời hạn gần như rất thấp, trong khi đó thủ tục rất đơn giản, chỉ cần khách hàng chứng minh được thu nhập. Đến nay, dư nợ cho vay ô tô của chi nhánh đạt khoảng 150 tỷ đồng.

Với vốn vay nhà ở, hiện tại, Vietcombank có đến 3-4 gói vay dành cho sửa nhà, mua nhà. Cuối năm nay, nguồn vốn này đã đạt trên 200 tỷ đồng, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng về nhà ở. Ngoài vốn vay từ thế chấp, đối với khách hàng trả lương qua hệ thống sẽ được vay tín chấp dành cho tiêu dùng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn các ngân hàng thương mại đều “tấn công” mạnh vào thị trường cho vay mua ô tô. Theo các ngân hàng, đây là đột phá để khơi dậy được nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cư, dù phương án sử dụng vốn kỳ hạn ngắn nhưng mức lãi thu về không hề kém với bất kỳ một dịch vụ cho vay nào khác. Một nhân viên thị trường của showroom ô tô Hoàng Hà (TP Hà Tĩnh) cho hay: “Mức bán ra tăng cao so với trước, đồng thời chúng tôi cũng dễ dàng tìm khách hàng hơn, nhất là vào dịp cuối năm”.

Ở phân khúc thị trường bình dân hơn, điện thoại di động và xe máy, dịch vụ cho vay trả góp gần như “phủ sóng” hết thị trường này. Những tổ chức tài chính như Home Credit, ACS… có vẻ như chiếm ưu thế hơn ngân hàng. Tất cả những gì khách hàng phải làm là cung cấp cho nhà cung ứng chứng minh thư, giấy phép lái xe và vài thủ tục đơn giản về hồ sơ vay. Khách hàng chỉ phải trả một khoản tiền chiếm 40-50% giá trị sản phẩm, còn lại sẽ được chia theo từng tháng cộng với lãi suất mà nhà cung ứng đưa ra. Kênh bán lẻ này vẫn được rất nhiều khách hàng lựa chọn vì sự tiện ích. Phần khác vì trên thực tế các ngân hàng chưa khai thác tối đa cho vay tín chấp khi mức vay thấp, đối tượng hẹp.

Một nhân viên bán hàng FPT cho hay: “Cứ 10 người mua điện thoại ở shop thì 7-8 người trả góp, kể cả những sản phẩm có giá bình dân. Hầu hết khách hàng hài lòng vì hồ sơ đơn giản, vay không thế chấp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ mức lãi suất, phí được ghi trong hợp đồng cũng như sản phẩm để có sự lựa chọn thông minh nhất”.

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang có chiến lược rõ nét trong mảng dịch vụ này. Chị Lê Thị Hồng Thủy - Giám đốc Chi nhánh VPBank Hà Tĩnh cho biết: “Cơ chế cho vay của ngân hàng “mở” hết cỡ nhằm kích cầu kênh bán lẻ. Gần như tất cả các cửa hàng bán xe máy trên địa bàn đều có tư vấn viên. Sau món vay, khách hàng trả nợ tại quầy bán hàng hoặc bưu điện”.

Một cửa hàng điện thoại tư nhân ở TP Hà Tĩnh cũng đang làm thủ tục xin kết nối cho vay tại ngân hàng để thực hiện mua hàng trả góp. Đối tác mà chủ cửa hàng điện thoại di động tìm đến là VPBank vì thủ tục đơn giản, xử lý hồ sơ nhanh chóng trong khi mặt hàng điện thoại thì khách hàng lựa chọn tín chấp là phần nhiều.

Cho vay trả góp hay bán hàng trả góp đang là xu thế mua sắm thông minh. Việc ngân hàng khai thác tối đa kênh dịch vụ này sẽ được coi là một động lực quan trọng nhằm kích cầu tiêu dùng cho dân cư.

Theo Tuệ Anh/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại244,581
  • Tổng lượt truy cập85,151,617
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây