Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn thăm mô hình trồng cam của gia đình anh Trần Quốc Viện (ở thôn Tân Hưng, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) có quy mô 10 ha, doanh thu trên 1 tỷ đồng năm
Bà Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hà Tĩnh cho biết: Từ các phong trào thi đua, các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cũng trở nên sôi nổi hơn. Bên cạnh tư vấn hỗ trợ nông dân về vốn, khoa học kỹ thuật; ký kết với các sở, ngành, doanh nghiệp, ngân hàng để hỗ trợ vốn, giống, vật tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm, hội nông dân các cấp cũng mở các lớp đào tạo nghề để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Nhờ vậy, chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, thu nhập hàng năm từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng. So với giai đoạn 2007-2011, số hộ có mức thu nhập từ 100 triệu đồng/năm tăng 5 lần, số hộ có mức thu nhập 1 tỷ đồng tăng 3 lần. Năm 2012, có 46.984 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, thì đến năm 2016, đã có 102.517 hộ đăng ký (trong đó có 80% hộ đạt).
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Thị Nhuần cho biết thêm, để tiếp thêm nội lực cho nông dân làm giàu, cùng với việc khai thác nguồn lực và chính sách của Nhà nước, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng nguồn lực để hỗ trợ hội viên. Nếu Trung tâm Dạy nghề là điểm đến góp phần phát huy hiệu quả trong đào tạo nghề, tư vấn việc làm, cung ứng các dịch vụ về vốn, vật tư thì Quỹ Hỗ trợ nông dân lại phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ nguồn vốn theo tổ hợp tác, HTX.
Đến thời điểm này, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân các cấp với số tiền 29 tỷ đồng, tín chấp, ủy thác với ngân hàng cho nông dân vay với số vốn 3.005 tỷ đồng; tổ chức hơn 1.000 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, 506 lớp học nghề ngắn hạn, 200 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, cung ứng 35.400 tấn phân bón các loại bằng hình thức trả chậm, 276.257 cây, con giống, 20.850 tấn thức ăn gia súc, 900 máy nông nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 10 nghìn lượt lao động…
Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Đức Dũng (Đức Thọ) thuộc Công ty TNHH Khánh Giang được xây dựng trên diện tích 27 ha, quy mô chăn nuôi 500 con bò sữa
Tuy vậy, phong trào chưa thực sự phát huy hết lợi thế, tiềm năng phát triển nông nghiệp của địa phương. Mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm còn nhiều bất cập. Nông dân chưa coi trọng vấn đề ATVSTP, môi trường trong SXKD. Vẫn còn một bộ phận nông dân trông chờ, ỷ lại, chưa tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế nông nghiệp để phát triển sản xuất.
Nông dân Hoàng Văn Kiệm (Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh) cho rằng: “Trong quá trình phát triển sản xuất, chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh và khí hậu, thời tiết khắc nghiệt. Giá bán và đầu ra sản phẩm thiếu ổn định, dễ bị thương lái ép giá. Do đó, cần có thêm các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, cần mở thêm nhiều lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ năng quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung hiện nay”.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Đình Gia, với sự chỉ đạo sát sao, phong trào đã đạt nhiều kết quả to lớn; phát hiện, khơi dậy tiềm năng của từng địa phương. Hướng người dân vốn chỉ biết thụ động, sản xuất tự cung tự cấp thành người có đam mê phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, biết tiếp cận thị trường, hạch toán kinh tế, liên kết với doanh nghiệp.
Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục đưa phong trào phát triển theo chiều sâu cả về số lượng và chất lượng, theo hướng liên kết, hợp tác, đoàn kết trong SXKD. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin sản xuất và tìm kiếm thị trường. Nêu gương và tổ chức học tập, nhân rộng các “tỷ phú nông dân” và hỗ trợ có hiệu quả đối với các hộ nghèo có điều kiện tự vươn lên thành hộ nông dân SXKD giỏi; đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo gắn trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quy hoạch vùng sản xuất, cũng như tìm kiếm thị trường và giá cả sản phẩm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm; tăng cường tập huấn, hướng dẫn cán bộ, hội viên, nông dân trong việc hình thành các mô hình sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết, thành lập các loại hình HTX, tổ hợp tác, xây dựng các mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn, hướng tới sản xuất theo hướng hàng hóa, đảm bảo ATVSTP, bảo vệ môi trường.
Theo Dương Chiến/Báo hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã