Học tập đạo đức HCM
Để nhãn muộn sai quả

Để nhãn muộn sai quả

 21:23 05/09/2018

Ngoài yếu tố thời tiết tác động ra thì yếu tố cây bị vắt kiệt dinh dưỡng, không kịp đền bù dinh dưỡng để chuẩn bị cho vụ sau là những nguyên nhân chính. Bởi vậy muốn nhãn sai quả đều qua các vụ phải cần đến các kỹ thuật chăm sóc chứ không thể phó mặc cho tự nhiên được… Một vùng đặc sản Về cơ bản, nhãn muộn cũng như các loại nhãn khác, chỉ khác mỗi thời vụ thu hoạch thường muộn hơn khoảng 20 - 40 ngày. Miền Bắc có một số loại nhãn chín muộn nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến nhãn muộn Đại Thành của huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Trong khoảng 200ha nhãn của huyện này thì riêng xã Đại Thành đã có 115ha đang cho thu hoạch (diện tích áp dụng quy trình VietGAP 30 ha) và vẫn đang tiếp tục trồng mới. 14-50-24_dsc_1907 Anh Nga giới thiệu nhãn đặc sản Đại Thành Ở Đại Thành có 2 giống nhãn chín muộn là HTM1 (quả méo, ngọt hơn) và HTM2 (quả tròn). Tất cả đều rất ngon, ngọt với đặc điểm kích cỡ quả không quá to, thịt quả khi ăn không bị sồn sột như một số loại nhãn muộn khác. Điều đặc biệt nữa là mùa vụ, khi tất cả các loại nhãn muộn khác ở miền Bắc đã thu hoạch hết thì mới bắt đầu vào vụ của nhãn Đại Thành tức từ khoảng rằm tháng Bảy âm lịch đến rằm Trung thu. Bởi thế mà nó có tính độc đáo, có giá trị kinh tế rất lớn. Từ năm 2013 sản lượng nhãn cho thu hoạch là 1.200 tấn, đến năm 2016 đạt 2.000 tấn, tăng dần theo từng năm. Riêng trong năm 2017 cây nhãn chín muộn bị mất mùa do thời tiết thay đổi thất thường do mưa phùn, ẩm, đúng thời kỳ nhãn chín muộn ra hoa nên tỷ lệ đậu rất quả thấp. 2017 được coi là năm thất bát của những nhà nông ở Đại Thành. Để khắc phục tình trạng đó, năm 2018, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã giao cho Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội triển khai thực nghiệm một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất nhãn chín tại Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu thất thường như hiện nay. Tổng diện tích của mô hình này là 2ha gồm Đại Thành có diện tích 0,75ha, An Thượng 0,5ha, Song Phương 0,5ha, Trạm thực nghiệm giống cây trồng 0,25 ha. Các nhà vườn do địa phương và cán bộ Trung tâm lựa chọn. Họ được tổ chức họp, thăm quan và trao đổi kiến thức chăm sóc cây sau thu hoạch, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, bón thúc và chăm sóc cây đến lúc cho thu hoạch. Đến nay, các cây nhãn chín muộn của các nhà vườn tham gia mô hình đều phát triển rất tốt, cho năng suất cao và chất lượng ổn định. Điều đó chứng tỏ quy trình kỹ thuật mà các nhà khoa học hướng dẫn là có hiệu quả so với thói quen chăm sóc của người dân hoặc để phó thác cho tự nhiên chi phối. Hoàn thiện quy trình chăm sóc Cụ thể, quy trình đó như sau: Biện pháp kích thích ra hoa: Khoanh vỏ trên cành cấp 1, căn cứ vào tình hình sinh trưởng, phát triển của cây để tiến hành biện pháp khoanh vỏ từ ngày 23/11 - 15/1. Khoanh theo kỹ thuật khoanh kín, không khoanh vỏ cho các cây phát lộc non và cây sinh trưởng kém. Phun phân bón lá Flower 94 để gây rụng lộc non, kích thích ra hoa với lượng 100gram pha bình 16 lít nước, phun ướt đẫm trên và dưới lá thời gian từ ngày 15 - 20/1. Phun phân bón lá từ ngày 2 - 5/3 kích thích cho hoa phát triển đều, trỗ tập trung với liều lượng 50gram pha bình 16 lít phun ướt đều trân mặt trên, dưới lá. 14-50-24_1_407627 Một gốc nhãn muộn Bón phân bón lá, đối với những vườn cây có khả năng sinh trưởng kém cần phun phân bón lá thường xuyên, trung bình 15 ngày/lần để bổ sung dinh dưỡng nuôi quả. Theo anh Nga - một người trồng 1 mẫu nhãn Đại Thành, ngoài phân bón lá còn sử dụng NPK Lâm Thao, lân Lâm Thao bằng cách đào thành rãnh theo tán lá đổ xuống rồi tưới nước lên hoặc hòa nước để tưới với liều lượng cây trên 10 tuổi bón 1 - 1,5kg, cây dưới 10 tuổi bón khoảng 1 kg. Lần bón thứ hai sau lần 1 khoảng 1 tháng cũng với liều lượng tương tự. Phòng trừ các đối tượng dịch hại, bà con nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học mà chủ yếu sử dụng các biện pháp cơ giới như cắt bỏ toàn bộ những chùm lá, hoa bị bệnh chổi rồng để đem tiêu hủy, tránh lây nhiễm ra cành khác, cây khác trong vườn. Quét vôi vào gốc cho toàn bộ các vườn nhãn mô hình. Việc tưới nước cần phải làm thường xuyên để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa tạo tán và tỉa quả. Tỉa bỏ những cành chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành nhỏ mọc lộn xộn trong tán từ khoảng thời gian từ 5 - 7/11. Cắt tỉa quả là yêu cầu kỹ thuật rất cần thiết, đặc biệt là với các cây nhãn ra hoa trước. Nhà vườn đã cắt tỉa sơ bộ lần 1 sẽ tiếp tục cắt tỉa quả lần 2 để cố định chùm quả trên cây trong thời gian từ 15 - 20/5. Yêu cầu chung khi cắt tỉa quả là để từ 8 - 10 chùm quả trên 1 m2 bề mặt tán cây tùy theo kích thước chùm quả của từng cây. Kết quả, những nhà vườn áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nhãn và hướng dẫn của tổ chuyên gia phần lớn có cây phát triển tốt, quả sai và to, mã quả đẹp và ít bị sâu bệnh gây hại như hộ ông Phích, ông Hạnh… ở Đại Thành. Năm 2018 do năng suất nhãn chín muộn tăng vượt trội so với các vụ trước nên giá trị sản phẩm ước đạt 600 - 700 triệu/ha trong đó lãi ròng khoảng 300 - 400 triệu. Hiện nông dân Đại Thành đã được hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ, túi, thùng carton để đựng sản phẩm nhằm gia tăng giá trị khi xuất bán cho những thị trường khó tính. Để bảo lưu được chất lượng của những cây nhãn chín muộn cho quả sai, chất lượng tốt, cần tránh việc sử dụng hạt của chúng để gieo trồng làm giống vụ sau mà nên sử dụng mắt ghép, chiết cành. Hiện nay, Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nội đã chứng nhận được 100 cây nhãn chín muộn đầu dòng, qua đó cung cấp hàng triệu mắt, cành ghép giống cho địa phương và các vùng phụ cận. Thời gian chiết cành thích hợp nhất cho nhãn là vụ xuân (tháng 3 - 4) và vụ thu (tháng 8 - 9). Để đảm bảo cho việc sinh trưởng về lâu dài nên khai thác cành nhãn chiết 2 đợt/năm và theo số lượng như sau: Số lượng cành nhãn chiết khai thác phân theo tuổi cây: tuổi cây dưới 10 năm, số cành dưới 40, tuổi cây dưới 15 năm số cành dưới 50, tuổi cây trên 15 năm số cành dưới 60. NGUYỄN THỊ THẮM Chia Sẻ Chia Sẻ Chia Sẻ Chia Sẻ In ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc có nơi mưa rất to Đỉnh lũ sông Cửu Long có khả năng xuất hiện cuối tháng 9, đầu tháng 10 Ronaldo kiện đài truyền hình vì bới móc đời tư bạn gái Quảng Bình: Học sinh vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ trên 329 tấn gạo Dâu tằm trên vùng đất mới, 3 lứa bằng thu nhập cả năm trồng lúa, ngô Bộ NN-PTNT loại bỏ 4 hoạt chất thuốc BVTV Xem thêm GỬI BÌNH LUẬN CÁC TIN KHÁC Phân bón DAP Đình Vũ cho vùng Đồng Tháp MườiNgưỡng mộ người tiên phong 'kích' vùng đất nghèo đổi thayNgười Dao làm chè VietGAPLo chất lượng giống lâm nghiệpHiệu quả bước đầu sản xuất lúa SRIBrazil đau đầu vì nạn phá rừng trồng đậu tươngPhú Yên: Phát hiện 10 ha bị bệnh khảm lá sắnPhân lân nung chảy, NPK Ninh Bình nâng năng suất, chất lượng thanh longBệnh loét sọc miệng cạo cây cao su mùa mưa CHĂN NUÔI Dâu tằm trên vùng đất mới, 3 lứa bằng thu nhập cả năm trồng lúa, ngô Dâu tằm trên vùng đất mới, 3 lứa bằng thu nhập cả năm trồng lúa, ngôKhó chẩn đoán được dịch tả lợn châu PhiCông điện khẩn ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi THỦY SẢN Kiên quyết xử lý nuôi tôm trái phép Kiên quyết xử lý nuôi tôm trái phépHiệu quả nuôi cá lóc lót bạtCà Mau: Nuôi tôm sinh thái đạt chuẩn quốc tế Tin mới nhấtTin đọc nhiều 1Dâu tằm trên vùng đất mới, 3 lứa bằng thu nhập cả năm trồng lúa, ngô2Phân bón DAP Đình Vũ cho vùng Đồng Tháp Mười3Đại Xuyên đang cung cấp những giống vịt vượt trội nào?4Ngưỡng mộ người tiên phong 'kích' vùng đất nghèo đổi thay5Khó chẩn đoán được dịch tả lợn châu Phi6Người Dao làm chè VietGAP7Lo chất lượng giống lâm nghiệp8Hiệu quả bước đầu sản xuất lúa SRI9Tập huấn nuôi lợn thịt VietGAHP10Brazil đau đầu vì nạn phá rừng trồng đậu tương
Đoàn tham quan khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu thôn Nam Trà xã Hương Trà (Hương Khê)

Đoàn công tác Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Ninh Bình tham quan khu dân cư nông thôn mới tại Hà Tĩnh

 11:20 14/05/2018

Trong 3 ngày (11-13/5), Đoàn công tác Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Ninh Bình do đồng chí Đinh Ngọc Hà, TUV, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến tham quan khu dân cư NTM kiểu mẫu. Đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y, UV Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn; dự làm việc với Đoàn có đại diện các Sở, ngành liên quan.
Đồng bằng sông Cửu Long tạo đà phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long tạo đà phát triển bền vững

 19:06 30/08/2017

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của cả nước, đồng thời là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản; hằng năm đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Thời gian vừa qua, kinh tế của vùng tăng trưởng khá tốt; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, môi trường kinh doanh năng động; nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL vẫn chưa thật sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp – yếu tố quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh toàn ngành

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp – yếu tố quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh toàn ngành

 00:10 30/08/2016

Sáng ngày 25/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với sự chỉ đạo và điều hành của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,196
  • Tổng lượt truy cập90,255,589
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây