Học tập đạo đức HCM

Su su lấy ngọn, sản phẩm độc đáo của Tam Đảo

Thứ bảy - 09/12/2017 05:24
Mặc dù nhiều tỉnh miền núi phía Bắc có vùng núi cao, thậm chí có độ cao cao hơn, nhưng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vẫn là vùng núi có khí hậu đặc biệt, tạo ra một vùng sinh thái lý tưởng cho su su, vốn là loài cây ưa lạnh.

Bởi thế đã từ lâu, hình thành vùng trồng su su, đặc biệt trồng su su lấy ngọn, là loại rau đặc trưng của huyện Tam Đảo…

16-37-29_img_0011
Tập kết, phân loại rau su su trước khi đưa đi tiêu thụ

Tam Đảo được ví như “Đà Lạt của đất Bắc”. Khí hậu quanh năm mát và lạnh, được người dân đầu tư ở những vùng ven núi, sườn đồi để trồng su su. Cây su su cho 2 sản phẩm tiêu biểu, là quả và ngọn. Nhưng ở Tam Đảo, người dân chỉ đặc biệt chú ý trồng su su lấy ngọn, tức là rau su su.

Trồng su su lấy ngọn, không cần làm giàn cao. Chỉ thấp khoảng ngang ngực. Thổ nhưỡng phù hợp, cộng với khí hậu se lạnh, là điều kiện tuyệt vời cho su su phát triển. Vào những ngày cuối năm 2017, các vườn su su ở Tam Đảo bạt ngàn su su. Những ngọn su su vươn lên tua tủa, mập mạp và mỡ màng, trông thật thích mắt.

Xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, rau su su bắt nguồn từ món ăn dân gian của người địa phương ở Tam Đảo. Từ món ăn, như các món rau bình dân khác, dần dần rau su su được người dân phát hiện, đầu tư thâm canh, nhanh chóng trở thành vùng chuyên canh đặc biệt.

Tận dụng sự ưu đãi của thổ nhưỡng, của khí hậu, có kinh nghiệm truyền lại từ đời này sang đời khác, mà những ngọn rau su su có hương vị đậm đà đặc biệt, chỉ riêng vùng núi Tam Đảo này mới có.

16-37-29_img_0016
Vườn rau sạch chuyên canh ở xã Hồ Sơn – Tam Đảo

Và rau su su bỗng trở thành món rau quý, được coi như là chúa của các loài rau. Những ngọn rau non mơn mởn, mập mạp, trở thành các món khoái khẩu như luộc, chấm với nước mắm tỏi, ớt. Các món xào tôm luộc, xào lòng gà, xào thịt bò, xào tỏi… đều là những món có hương vị đặc biệt, có độ ngọt không cần phải tra gia vị hoặc mì chính. Rau su su còn được dùng để nấu canh, làm nộm và muối dưa. Cách chế biến nào cũng cho ra một món ăn lạ miệng, hấp dẫn.

Ở vùng núi Tam Đảo, người ta còn biết đến những đặc sản nổi tiếng của địa phương, như gà đồi Tam Đảo, dứa măng ớt, rượu ngâm mật ong đất, rượu sim… Nhưng đã đến Tam Đảo, thì sản phẩm đặc biệt, không thể quên và không bao giờ quên, đó là rau su su…

Toàn bộ huyện Tam Đảo có trên 130 ha su su, chủ yếu trồng tập trung. Có thể của các hợp tác xã (HTX) của các tổ hợp tác, hoặc của tư nhân. Nhưng ngay của tư nhân, cũng hình thành các vườn cây, ruộng tập trung. Xã Hồ Sơn chính là “cái nôi” của su su, với gần 80 ha và cũng chủ yếu trồng tập trung.

Ở Hồ Sơn hiện nay đã xuất hiện những đơn vị, tổ chức thu mua rau su su, xuất đi ngoại tỉnh và thậm chí xuất đi nước ngoài. Chúng tôi được biết ở Hồ Sơn, HTX rau an toàn Thanh Hà có nhà sơ chế rau an toàn (thuộc dự án QSEAP) với mục đích tuyển chọn, thu gom, sơ chế để cung cấp rau an toàn (chủ yếu là rau su su) cung cấp cho các địa phương trong nước đã hợp đồng và đang có xu hướng tích cực xuất đi nước ngoài, với số lượng lớn.

16-37-29_img_0015
Thu hoạch rau su su

Dù phát triển tự phát, hay có các tổ chức, cá nhân đứng ra hướng dẫn, thu gom, nhưng hầu hết rau su su ở Tam Đảo, đều sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Thu nhập bình quân của việc sản xuất rau dao động ở mức từ 200 đến 300 triệu đồng/ha/năm.

Chúng tôi được biết hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng Đề án “Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP Vĩnh Phúc). Hiện toàn tỉnh có 50 sản phẩm thuộc 4 nhóm, trong đó thực phẩm chiếm đại đa số, với 34 sản phẩm.

Phương hướng, nhiệm vụ cho chương trình OCOP tại địa phương rất chú trọng tới các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thực phẩm. Đương nhiên rau su su an toàn của Tam Đảo, sẽ là một sản phẩm không chỉ là “điểm nhấn” mà còn mang tính đột phá, hướng tới mục tiêu là sản phẩm xuất khẩu có giá trị của tỉnh.

ĐỖ BẢO CHÂU/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Hôm nay47,721
  • Tháng hiện tại822,999
  • Tổng lượt truy cập91,996,728
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây