Học tập đạo đức HCM

Thay đổi để thích ứng thời đại 4.0

Thứ tư - 11/07/2018 22:25
“Khi nói về việc làm, chúng ta thường đề cập về lực lượng lao động văn phòng, công nhân, nông dân… Trong tương lai, khái niệm này sẽ dần thay đổi, bởi lực lượng lao động truyền thống phải bị thay thế, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo - những người máy”.
Đó là nhận định của ông PHẠM VĂN THINH, Tổng Giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam, với ĐTTC khi đề cập đến việc quản lý và phát trển nhân tài trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.
PHÓNG VIÊN: - Ông có thể dự báo cụ thể hơn về những sự thay đổi về nhân lực trong tương lai?
 Hiện nay, một lực lượng rất lớn lao động Việt Nam đang làm những công việc giản đơn tại các nhà máy, hay các nông trại sẽ có thể bị tác động rất lớn, nếu chúng ta không sẵn sàng chuẩn bị cho những rủi ro khi công việc biến đổi trong tương lai.
Ông PHẠM VĂN THINH: - Mối quan hệ lao động trong tương lai sẽ có 3 yếu tố cần chú ý là không gian và vị trí làm việc, chủ thể công việc và đối tượng công việc. Hiện tại, yếu tố thứ nhất thường được chú ý nhiều bởi với mỗi người lao động, mỗi công việc đa phần đều gắn với một địa điểm nào đó như văn phòng, nhà máy, hoặc nông trại...
Trong tương lai, yếu tố này không còn quan trọng nữa, và thực tế cũng đang diễn ra. Đó là rất nhiều chủ DN cho phép người lao động không cần tới văn phòng, có thể làm việc tại nhà hoặc bất kỳ nơi nào họ muốn thông qua kết nối internet.
Yếu tố chủ thể công việc đã và sẽ có nhiều lực lượng lao động mới thay thế lực lượng lao động truyền thống hiện nay. Yếu tố cuối cùng, với việc sản xuất tự động hóa thì những công việc giản đơn, những công việc lặp đi lặp lại sẽ được thực hiện bởi người máy thay cho con người. 
Có 7 yếu tố dẫn tới sự thay đổi trong tương lai: công nghệ hiện diện ở khắp mọi nơi; tăng trưởng mạnh mẽ về trí tuệ nhân tạo, nhận thức và robot; công việc và nhiệm vụ dễ dàng bị tự động hóa; dữ liệu lớn; sự đa dạng của nguồn lực trí tuệ; thay đổi bản chất của công việc; sự bùng nổ lực lượng lao động tiềm năng.
Tuy nhiên, với công việc không phải thứ duy nhất thay đổi trong tương lai, nó sẽ được thúc đẩy bởi các phát minh công nghệ giúp cải thiện năng suất. Còn lực lượng lao động sẽ khó dự đoán hơn do sự đa dạng cấu trúc nhân sự tạo ra thách thức cho các mô hình truyền thống. 
- Những cuộc khảo sát của Deloitte liên quan đến công việc trong tương lai đưa đến kết quả ra sao?
- Cuộc khảo sát của Deloitte được thực hiện với hơn 10.000 người có năm sinh trong khoảng 1983-1994 trên 36 quốc gia thuộc các châu lục, và hơn 1.800 người thuộc năm sinh trong khoảng 1995-1999 tại 6 quốc gia, với câu hỏi: Bạn nghĩ gì về ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đến công việc trong tương lai? Kết quả là người lao động trẻ đang thiếu niềm tin về công việc và lo lắng về CMCN 4.0.
Thay đổi để thích ứng thời đại 4.0 ảnh 1

Tại sao lại như vậy? Thứ nhất, khi đánh giá về đạo đức của DN, ngày càng có nhiều người lao động trẻ tin rằng DN đang tập trung vào kế hoạch kinh doanh hơn là chú ý tới xã hội, và tin rằng DN của họ chỉ có mục tiêu về kinh tế.
Thứ hai, khi đánh giá DN có quan tâm đến nhân viên của mình hay không, có sự chênh lệnh lớn giữa quan điểm của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, 43% DN nói rằng họ quan tâm, ngược lại chỉ có 25% nhân viên cảm thấy họ được DN quan tâm.
- Thưa ông liệu giới trẻ đã sẵn sàng cho CMCN 4.0, và ai là người chịu trách nhiệm nhiều nhất cho việc chuẩn bị cho lực lượng lao động mới?
- Khoảng 70% các bạn trẻ nhận thức được cuộc CMCN 4.0 có ảnh hưởng lớn đến công việc của họ trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ có 36% các bạn trẻ trả lời rằng họ có kỹ năng cần thiết cho công nghiệp 4.0.
Như vậy có đến gần 2/3 còn lại trong số những người đã nhận thức được rằng cuộc CMCN 4.0 có ảnh hưởng lớn đến công việc của họ nhưng họ chưa sẵn sàng. Việc xác định người chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị cho lực lượng lao động mới, các bạn trẻ cho rằng DN sẽ chịu trách nhiệm chính (39%), chỉ có 19% cho rằng là Chính phủ, 11% là các trường đại học.
- Nói như vậy các DN cần xem xét cấu trúc của lực lượng lao động trong tương lai để có ứng xử phù hợp?
- Vấn đề bây giờ không chỉ đơn giản, chỉ là DN mà quan trọng hơn là trải nghiệm của người lao động đối với công việc, với môi trường lao động như thế nào. Làm sao tạo được văn hóa học tập là một trong những ưu tiên hàng đầu của DN.
Theo quan sát của chúng tôi, trước đây khi nói về vòng đời học tập, người ta nói về khoảng thời gian chúng ta học đại học và sử dụng các kiến thức ấy cho quá trình lao động của mình, có thể trong 30 năm chẳng hạn.
Tuy nhiên, với thời đại công nghệ 4.0, chỉ trong vòng 5-7 năm, những kiến thức được đào tạo dù chuẩn theo chuyên môn cũng sẽ không còn phù hợp do công nghệ thay đổi nhanh chóng. Vì thế, người lao động cần không ngừng nâng cao kỹ năng và kiến thức cần thiết để thích ứng với sự thay đổi mang tính đột biến này.
- Xin cảm ơn ông.

Hà My (thực hiện)/ Sài gòn đầu tư

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay68,678
  • Tháng hiện tại899,405
  • Tổng lượt truy cập92,073,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây