Học tập đạo đức HCM

Giảm nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trên rau màu

Thứ sáu - 29/10/2021 07:43
Tại Vĩnh Long, việc sử dụng thuốc BVTV tuân thủ chặt chẽ quy trình khoa học, giảm nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trên nhóm cây rau màu đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Rau màu có nguy cơ cao tồn dư thuốc BVTV

Trong một lần công tác tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, chúng tôi được nghe ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm chia sẻ về vấn đề tồn dư thuốc BVTV trên rau quả. Theo ông Vấn, tồn dư thuốc BVTV là vấn đề đáng lo nhất là trên cây rau màu, phổ biến nhất là các loại rau ăn lá ngắn ngày như hành, hẹ, cải ngọt, ngò rí… Nếu người sản xuất không lựa chọn được phương pháp, loại thuốc BVTV phù hợp, sẽ để lại nguy cơ tồn dư thuốc BVTV.

Sản xuất rau màu có nguy cơ cao tồn dư thuốc BVTV nếu không tuân thủ các quy trình sử dụng chặt chẽ. Ảnh: MĐ.

Sản xuất rau màu có nguy cơ cao tồn dư thuốc BVTV nếu không tuân thủ các quy trình sử dụng chặt chẽ. Ảnh: MĐ.

Có dịp công tác tìm hiểu về vấn đề dùng thuốc BVTV an toàn tại một vùng sản xuất rau màu ở tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa nông dân được tập huấn sản xuất an toàn và nông dân tự sản xuất theo kinh nghiệm.

Người dân tự sản xuất theo kinh nghiệm thường nghe theo tư vấn của đại lý kinh doanh thuốc BVTV hoặc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi đó, nông dân tham gia các HTX khi được tập huấn sản xuất rau an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP sẽ lựa chọn thuốc BVTV an toàn, phù hợp theo các tiêu chuẩn họ được tiếp cận.

Trên cánh đồng hẹ xã Phước Hậu (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), chúng tôi trò chuyện với một số nông hộ đang chuyên canh cây hẹ ở đây. Khi chúng hỏi về cách chăm sóc bảo vệ cây hẹ vừa đẹp vừa sạch bệnh, một nông dân trồng hẹ trên 10 năm cho biết:

“Hẹ này làm cực lắm. Bởi vì hẹ thường xuyên bị nhiều loại sâu bệnh hại tấn công, nhất là sâu ăn lá, bệnh rỉ sắt. Để trị bệnh, mình cứ ra đại lý nói mua thuốc hẹ bị rỉ sắt người ta sẽ bán. Trước khi cắt mình ngưng thuốc 7 ngày là được”.

Nông dân trồng hẹ ở xã Phước Hậu, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: MĐ.

Nông dân trồng hẹ ở xã Phước Hậu, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: MĐ.

Đó không phải là cách làm của duy nhất những người trồng hẹ, đa số nông dân vẫn trị bệnh cho hoa màu theo cách tư vấn của đại lý thuốc BVTV. Cách làm đó tiềm ẩn nguy cơ kém an toàn.

Để sản xuất rau an toàn, ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Vĩnh Long cho biết: Xác định công tác tuyên truyền về ATTP có vai trò đặc biệt quan trọng, Chi cục đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn, đưa tin bài trên website.

Cho đến cuối tháng 5/2021, đơn vị đã phối hợp với Phòng NN-PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, UBND các xã trên địa bàn tỉnh triển khai mạnh mẽ các hoạt động tập huấn về ATTP trong lĩnh vực trồng trọt, cụ thể đã tổ chức 6 lớp tập huấn với hơn 150 người tham dự. 

Nội dung tập huấn đã trang bị và cập nhật các văn bản pháp luật về ATTP thuộc lĩnh vực trồng trọt. Khi nông dân không tham gia sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP thì phải cam kết sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Tính đến nay, trong lĩnh vực trồng trọt, Vĩnh Long có trên 2.000 ha áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn thực phẩm, GlobalGAP hay VietGAP...

Mày mò học làm GAP

Để giải quyết nhu cầu tiêu thụ rau an toàn cho người tiêu dùng, năm 2006, HTX Sản xuất Rau an toàn Phước Hậu (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập. Từ nhiều năm nay, HTX kiên trì vận động thành viên sản xuất rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện HTX có trên 15,5ha trồng nhiều loại rau ăn lá, củ quả cung cấp cho các siêu thị, bếp ăn trường học ở Vĩnh Long cũng như một số tỉnh ĐBSCL.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, HTX còn vận động các xã viên ý thức sử dụng thuốc BVTV sinh học, ít độc hại để thay thế dần thuốc hóa học trong quá trình sản xuất.

HTX còn áp dụng công nghệ, trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu về môi trường, phân tích sản phẩm rau an toàn, kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật canh tác theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững. Nhờ cách làm này, thời gian qua sản lượng cung cấp cho các đầu mối luôn ổn định, tạo được niềm tin cho đối tác. 

Sơ chế rau an toàn tại HTX Rau an toàn Phước Hậu. Ảnh: MĐ.

Sơ chế rau an toàn tại HTX Rau an toàn Phước Hậu. Ảnh: MĐ.

Ông Trần Văn Hiền, Giám đốc HTX Rau an toàn Phước Hậu cho biết: Các thành viên được Sở NN-PTNT Vĩnh Long tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau màu. Khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh, đều ghi chép cẩn thận trong nhật ký để nắm thời gian cách ly. Được tập huấn, bà con trong HTX nắm bắt thêm về loại thuốc, nhóm thuốc chỉ dùng trong nhóm rau màu do Bộ NN-PTNT quy định.

“Đa số thành viên của thành viên của HTX đã lớn tuổi nhưng ai nấy đều rất thích được đi học làm VietGAP. Khi đi học, họ có thêm kiến thức, chủ động chăm sóc cây trồng theo khoa học. Kết hợp với kinh nghiệm canh tác nhiều năm nên ai cũng nắm bắt nhanh và làm rất tốt. Chúng tôi kiên trì làm VietGAP trước mắt để phục vụ cho bữa ăn của gia đình mình trước đã”, ông Hiền khẳng định.

Khi sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, sản phẩm làm ra được ký kết bao tiêu, giá lúc nào cũng cao hơn sản phẩm thông thường từ 15 – 20%. Do đó, nhiều năm nay, HTX vẫn duy trì sản xuất VietGAP và cung cấp cho thị trường.

Thời gian qua, HTX Rau an toàn Phước Hậu đã được cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Bình chọn danh hiệu nông sản chất lượng cao, sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long năm 2020. Đặc biệt, với sản phẩm rau ăn lá các loại của HTX đã được UBND tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao năm 2020 .

Sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm

Theo Cục BVTV, có 3 nguy cơ rủi ro khi nông dân lạm dụng thuốc BVTV. Đối với nông dân, đó là nguy cơ về sức khoẻ và mất khả năng kiểm soát dịch hại nếu như tái bùng phát. Về lâu dài, có khả năng kháng thuốc và làm tăng chi phí phun thuốc. Đối với công ty BVTV, sẽ mất uy tín với khách hàng nếu để kháng thuốc xảy ra. Đối với với người tiêu dùng, sẽ phải gánh chịu phần chi phí tăng và nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trên nông sản.

Ông  Dương Văn Thành, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến (Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long) cho biết, HTX chuyên sản xuất lúa hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc BVTV hoá học, sản phẩm an toàn, bán được giá cao. Ảnh: MĐ.

Ông  Dương Văn Thành, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến (Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long) cho biết, HTX chuyên sản xuất lúa hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc BVTV hoá học, sản phẩm an toàn, bán được giá cao. Ảnh: MĐ.

Ba  yếu tố chính để  giảm nhẹ ảnh hưởng bất lợi của thuốc BVTV là cải thiện tính chọn lọc của chính các sản phẩm thuốc BVTV và tính chính xác khi sử chúng đúng chỗ và đúng lúc. Các ích lợi khác của thuốc BVTV bao gồm: Giảm chi phí lao động, sản xuất lúa bền vững hơn, cải thiện tính an toàn cho nông dân, cho lương thực thực phẩm và môi trường.

Cũng theo Cục BVTV, để sử dụng hiệu quả và có trách nhiệm thuốc BVTV, nhà nông nên đọc, hiểu và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Để sử dụng thuốc BVTV an toàn, nông dân chỉ phun thuốc khi có đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân theo quy định và sử dụng chúng cẩn thận trước khi phun thuốc. Khi sử dụng, pha thuốc và phun thuốc phải theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

Quan trọng là sử dụng thuốc BVTV theo các nguyên tắc IPM, chỉ phun thuốc BVTV khi dịch hại vượt quá ngưỡng hành động để tránh sự phục hồi và kháng thuốc của sâu hại. Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch, không áp dụng thuốc BVTV từ 2 tuần trước khi thu hoạch.

Nhà nông cũng cần phải tuân thủ quy định về an toàn thuốc BVTV khi vận chuyển, tồn trữ, vứt bỏ và cách làm sạch bình phun thuốc khi đổ bỏ. Cuối cùng là phải biết các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV và biết cách sơ cấp cứu khi có người bị ngộ độc.

Đến năm 2025 có 1% đất trồng trọt theo tiêu chuẩn hữu cơ

UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành quyết định về việc kế hoạch triển khai đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2030 với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái.

Theo đó đến năm 2025, tỉnh Vĩnh Long đặt mục tiêu thực hiện được từ 3 – 5 mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các đối tượng trồng cây, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ lực và tiềm năng của tỉnh. Riêng diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực và tiềm năng như cây lúa, cây có múi, khoai lang, rau đậu các loại…

MINH ĐẢM – HỮU ĐỨC/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Hôm nay38,758
  • Tháng hiện tại770,111
  • Tổng lượt truy cập91,943,840
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây