Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: “Thu nhỏ” cây ăn trái thành cây kiểng bonsai, anh nông dân bán nửa tỷ đồng

Thứ bảy - 27/11/2021 02:23
Những cây ăn trái như vú sữa, khế, me…qua bàn tay tài hoa của anh Năm Ly (Lê Hồng Phước, xã Trung An, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật cây kiểng bonsai giá trị hàng trăm triệu.

Hiện, tại vườn cây kiểng của anh Năm Ly-Lê Hồng Phước, xã Trung An, TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) có hàng trăm cây kiểng bonsai được tạo hình, tạo dáng hoàn thiện có giá trị từ vài triệu cho đến vài trăm triệu đồng mỗi cây.
Tiền Giang: “Thu nhỏ” cây ăn trái thành cây kiểng bonsai, anh nông dân bán nửa tỷ đồng - Ảnh 1.
Anh Năm Ly (Lê Hồng Phước, xã Trung An, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) chăm sóc vườn cây kiểng. Ảnh: Trần Đáng

Công phu "thu  nhỏ" cây ăn trái thành cây kiểng bonsai

Trong khu vườn kiểng của anh là một thế giới thiên nhiên đầy sinh động và hấp dẫn.
Ngoài tùng, nguyệt quế, linh sam, mai chiếu thủy…, còn hàng trăm cây ăn trái được anh "thu nhỏ" thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị kinh tế cao.

Theo anh Năm Ly, khởi điểm nghề cây kiểng của anh là đi mua bán cây kiểng.
Trong quá trình mua bán, giao lưu, anh học hỏi kinh nghiệm, cách thức trồng cây kiểng rồi về làm.
"Gu" làm kiểng bonsai của anh Năm Ly là "thu nhỏ" cây ăn trái.
Tiền Giang: “Thu nhỏ” cây ăn trái thành cây kiểng bonsai, anh nông dân bán nửa tỷ đồng - Ảnh 2.
Tạo thế, tạo dáng cây kiểng là một việc công phu, cần mẫn mất hàng năm trời. Ảnh: Trần Đáng.
Để có cây phôi, nghe ở đâu bán cây ăn trái có dáng độc, lạ là anh tìm đến mua.

Ngoài ra, anh còn vườn ương phôi cây để sau này làm cây kiểng thành phẩm.

Theo anh Năm Ly, sau khi cây phôi được trồng khoảng 3 năm, cây sẽ được bứng gốc đưa vào chậu.

Cây phôi khi đưa vào chậu không dùng phân bón mà chỉ dùng thuốc kích thích cho ra rễ.
Sau khi cây phôi đâm cành, lá, anh Năm Ly sẽ đưa cây ra nắng.
Thời điểm này, cây được thả tàn, lá phát triển tự thiên. Sau đó, nghệ nhân sẽ tỉa tót, tạo dáng theo chủ ý.
Mỗi ngày, cây cần phải tắm tưới, chăm sóc, cắt tỉa… và vô phân định kỳ.
"Một cây phôi có dáng đẹp đúng ý muốn, nhưng để cây đạt theo tiêu chí: Cổ, kỳ, mỹ là một quá trình công phu. Nghệ nhân làm cây kiểng mất 5 – 10 năm cần mẫn, miệt mài uốn nắn cây mới đạt tính mỹ thuật, độc đáo, giá trị cao", anh Năm Ly chia sẻ.
Tiền Giang: “Thu nhỏ” cây ăn trái thành cây kiểng bonsai, anh nông dân bán nửa tỷ đồng - Ảnh 4.
Anh Năm Ly đang tỉa tót một cây kiểng. Ảnh: Trần Đáng.
Đặc biệt, việc chơi kiểng từ gốc cây ăn trái buộc người chơi phải đầu tư thời gian và công sức hơn so với các loại cây kiểng truyền thống, do đa phần các loại cây ăn trái có thân gỗ cứng, giòn, dễ gãy, khó uốn tạo dáng.

Cây ăn trái được chọn làm kiểng chủ yếu để "chơi" tán hoặc thế của cây đẹp, vì lá của các loại cây ăn trái thường to, mà trong lĩnh vực cây kiểng người ta quý cây có lá kim hơn.

 
Do đó, việc tìm cây phôi cũng hiếm hơn so với kiểng truyền thống vì phải chọn cây có dáng đẹp tự nhiên.
Đặc biệt, người chơi thường ưu tiên chọn các loại cây phát triển từ hạt hơn, bởi đó là những cây có "sức sống" và "độ bền" tốt hơn so với cây trồng từ chiết cành.
Tiền Giang: “Thu nhỏ” cây ăn trái thành cây kiểng bonsai, anh nông dân bán nửa tỷ đồng - Ảnh 5.
Một cây me đang được thu nhỏ để làm cây kiểng bonsai. Ảnh: Trần Đáng.

Làm cây kiểng bán nửa tỷ đồng

Xưa nay, đất Tiền Giang nổi tiếng làm cây kiểng ở miền Nam.
Nhiều nghệ nhân đã dành hàng chục năm hoặc cả đời chỉ để hoàn chỉnh một thế cây kiểng với nguyên tắc tạo hình tỉ mỉ, nghiêm ngặt.
Trong giới nghệ nhân cây kiểng ở Tiền Giang, người lớn tuổi thích mô phạm, chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên tạo những thế cây, như: Phúc - Lộc - Thọ, ngũ phúc, phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, long thăng, long giáng...

Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành (nằm ngang), thế huyền (đổ xuống như thác đổ), thế bạt phong (gió thổi bạt về một phía)...
Riêng anh Năm Ly "đi giữa" hai trường phái chơi cây kiểng này.

 
Tiền Giang: “Thu nhỏ” cây ăn trái thành cây kiểng bonsai, anh nông dân bán nửa tỷ đồng - Ảnh 6.
Gốc mai chiếu thủy u nần đang đang được anh Năm Ly uốn nắn thành cây kiểng bonsai. Ảnh: Trần Đáng.
Quan điểm làm cây kiểng của anh Năm Ly, dù là cây kiểng nghệ thuật, nhưng khi tạo hình, tạo dáng phải cố gắng đưa cây về gần với cây thiên nhiên để người xem cảm nhận cây tự nhiên.
Ngoài ra, anh còn tạo tiểu cảnh cho cây và chậu để tạo cảnh quang tự nhiên.
"Tôi bước ra thiên nhiên thấy cây đẹp, dáng đẹp vậy mua về và cố gắng tạo dáng, tạo thế như thiên nhiên".
Theo anh Năm Ly, nếu làm tốt điều này, giá trị cây me có thể bán đắt hơn cây mai chiếu thủy.
Gần chục năm làm cây kiểng, anh Năm Ly đã có lần bán một cây ăn trái thu nhỏ với giá gần nửa tỷ đồng.
Tiền Giang: “Thu nhỏ” cây ăn trái thành cây kiểng bonsai, anh nông dân bán nửa tỷ đồng - Ảnh 7.
Hàng cây khế đang được "thu nhỏ" để làm cây kiểng bonsai. Ảnh: Trần Đáng
Anh Năm Ly cho rằng, làm cây kiểng mỗi người mỗi ý. Tuy nhiên, để nâng cao tính nghệ thuật cho cây kiểng phải tăng cường giao lưu với người trong nghề nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
"Phải rút ra được những bài đẹp và bỏ những bài xấu mới làm cây kiểng có hồn cốt", anh Năm Ly thổ lộ.
  •  
 
Trần Đáng/Danviet.vn
https://danviet.vn/tien-giang-thu-nho-cay-an-trai-thanh-cay-kieng-bonsai-anh-nong-dan-ban-nua-ty-dong-20211123203805641.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập671
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm670
  • Hôm nay47,618
  • Tháng hiện tại706,945
  • Tổng lượt truy cập93,084,609
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây