Học tập đạo đức HCM

Hà Giang: Cho cá tầm lên núi, vỗ béo bò, nuôi lợn đặc sản, nhà nông thu tiền đều tay

Thứ bảy - 27/11/2021 02:21
Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã đầu tư nhiều mô hình, dự án khuyến nông tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Hà Giang. Các mô hình đã góp phần giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập.

Cho cá tầm lên núi đá Hà Giang

Lần đầu tiên, cá tầm được nuôi trên núi sau khi TTKNQG phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang chuyển giao công nghệ nuôi cá tầm tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang với quy mô 200m3. 

Sau thời gian nuôi 12 tháng, những con cá tầm đầu tiên được nuôi ở Hà Giang đạt cỡ 1,5kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80%, thịt cá thơm ngon, săn chắc.

Cá tầm phù hợp phát triển nuôi tại các huyện miền núi vùng cao tại Hà Giang nơi có điều kiện nguồn nước sạch, nhiệt độ nước trong năm luôn duy trì từ 18-25 độ C. 

Từ diện tích nuôi ban đầu tại huyện Hoàng Su Phì, đến nay, đã phát triển nhân rộng ra thêm 3 huyện khác là Bắc Mê, Xín Mần, Quản Bạ với diện tích toàn tỉnh hiện nay khoảng trên 2.000m3, năng suất đạt trên 12 tấn/năm.

Dấu ấn khuyến nông trên mảnh đất địa đầu tổ quốc - Ảnh 1.
  •  
  •  
  •  
  •  

Đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia do Giám đốc Lê Quốc Thanh dẫn đầu thăm mô hình nuôi ong tại xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh: P.V

    

"Các mô hình khuyến nông triển khai thời gian qua đã thay đổi nhận thức của người nông dân, giúp bà con hiểu rõ hơn trong việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao".

Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc TTKNQG

Trong giai đoạn 2013 -2015, TTKNQG cũng hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo trên địa bàn 2 huyện Mèo Vạc và Đồng Văn với quy mô 300 con bò nuôi vỗ béo/3 năm với phương thức hỗ trợ 100% thức ăn tinh, thuốc thú y cho bò thịt; người dân đối ứng bò để nuôi, chuồng nuôi, cám ngô, thức ăn thô xanh, công lao động.

Sau 3 tháng thực hiện theo quy trình vỗ béo, khối lượng trung bình mỗi con bò đạt 74,187kg/con (824,3 gram/con/ngày), cao hơn 34,187kg/con so với người dân tự thực hiện (người dân tự vỗ béo đạt 40kg/con). 

Lợi nhuận của 1 con bò trung bình đạt 7.421.000 đồng cao hơn so với người dân tự đầu tư thực hiện là 2.919.000 đồng/con.

Trong chuyến công tác, khảo sát các mô hình khuyến nông triển khai ở Hà Giang mới đây, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc TTKNQG đánh giá, các mô hình khuyến nông triển khai thời gian qua đã giúp thay đổi nhận thức của người dân, giúp bà con hiểu rõ hơn trong việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế.

Bò tăng trọng tốt giúp thu nhập của các hộ dân tăng lên rõ rệt, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. 

Thành công này mang lại ý nghĩa rất lớn cho bà con vùng cao để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo.

Điều đáng ghi nhận là, từ những kết quả đạt được của mô hình thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang tính đến nay hầu như toàn bộ người chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi nhốt chuồng có bổ sung thêm thức ăn tinh cho đàn đại gia súc. 

Các hộ chăn nuôi đã tập trung phát triển mạnh nuôi trâu, bò vỗ béo kết hợp với trồng cỏ, ủ chua thức ăn cho trâu, bò đảm bảo tốt công tác phòng trống đói rét cho trâu, bò vụ đông trên địa bàn toàn tỉnh.

Tính đến nay diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt trên 18.200ha trong đó chủ yếu là giống cỏ VA06 chiếm trên 62% tổng diện tích, tổng số đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2021 đạt trên 277.000 con.

Nông dân Hà Giang nuôi lợn, trồng chè thu tiền khá

Dấu ấn khuyến nông trên mảnh đất địa đầu tổ quốc - Ảnh 3.

Đoàn công tác của TTKNQG thăm mô hình trồng cỏ nuôi bò xã Lạc Nông, Bắc Mê, Hà Giang.

Ngoài các dự án trên, TTKNQG còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa (lợn Lũng Pù, lợn Mán, lợn Mường Khương…) theo hướng an toàn sinh học.

Triển khai từ năm 2018, đến năm 2020 dự án đã chuyển giao 540 con lợn giống sinh sản (54 lợn đực giống, 846 lợn cái hậu bị, giống lợn Lũng Pù, lợn Mán, lợn Mường Khương) cho 54 hộ tham gia mô hình tại 12 điểm trên địa bàn 4 tỉnh/thành: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái. 

Sau khi kết thúc nghiệm thu, các chỉ tiêu năng suất theo dõi đều đạt cao hơn so với kế hoạch đề ra, số con/lứa bình quân đạt 6,3 - 7,1 con/lứa; tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi đạt trên 95,3%.

Hà Giang: Cho cá tầm lên núi, vỗ béo bò, nuôi lợn đặc sản, nhà nông thu tiền đều tay - Ảnh 4.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thăm mô hình nuôi bò vỗ béo tại xã Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh: P.V

Về hiệu quả kinh tế, chăn nuôi lợn nái sinh sản các giống lợn bản địa lợn Lũng Pù, lợn Mán, lợn Mương Khương trong dự án cho hiệu quả kinh tế tăng so với trước khi xây dựng dự án từ 17,8% - 22,8%, tùy theo từng loại giống.

Ngoài ra, việc sử dụng lợn nái giống bản địa tốt, sử dụng thức ăn đủ thành phần dinh dưỡng, chất lượng tốt, tiêm vaccine đầy đủ và đề cao các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi đã giúp cho đàn lợn nái phát triển khỏe mạnh, lợn con sinh ra có sức đề kháng tốt, tỷ lệ lợn con sống xuất chuồng đạt cao hơn và dao động từ 5,8 - 6,73 con/nái/lứa (trước khi thực hiện mô hình dao động từ 4,65 - 5,0 con/nái/lứa).

Kết quả theo dõi sau 3 năm số lợn con xuất chuồng đến tháng 6/2021 đạt là 4.374 con, giá bán lợn con xuất chuồng từ 7 - 10kg/con bình quân quân đạt 2,5 triệu/con tại chuồng (giao động từ 2 - 3 triệu đồng/con), ước tính tổng thu nhập trong chăn nuôi lợn nái của của các hộ tham gia dự án mang lại đạt gần 11 tỷ đồng từ tiền bán lợn con sinh ra/486 lợn nái sinh sản.

Ngoài ra, nhằm phát triển ngành chè theo hướng hàng hóa an toàn tập chung và bền vững, thay đổi tập quán canh tác truyền thống lâu đời của người dân sang phát triển thâm canh chè hàng hóa, chất lượng, an toàn theo định hướng phát triển của tỉnh đồng thời tìm ra hướng đi, cách làm ăn, phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc vùng cao, TTKNQG, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang đã tiến hành tổ chức triển khai thực hiện mô hình thâm canh chè theo GAP với quy mô 30ha/3 năm, năng suất trung bình đạt 50,5 tạ/ha cao hơn 26% so với sản xuất đại trà.

Qua việc triển khai, thực hiện mô hình các hộ dân đã nắm được quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo GAP để đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Đến nay, diện tích sản xuất chè theo hướng GAP, hữu cơ tăng, năng suất và chất lượng cũng được nâng cao, do vậy, năm 2020, tỉnh Hà Giang chuyển đổi, cấp chứng nhận sản xuất chè hữu cơ cho 3.903ha/221 vùng/21 cơ sở; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, cấp chứng nhận HACCP cho 10 cơ sở chế biến chè. 

 Khánh Nguyên/Danviet.vn
https://danviet.vn/ha-giang-cho-ca-tam-len-nui-vo-beo-bo-nuoi-lon-dac-san-nha-nong-thu-tien-deu-tay-20211126172901048.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập463
  • Hôm nay46,833
  • Tháng hiện tại706,160
  • Tổng lượt truy cập93,083,824
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây