Học tập đạo đức HCM

Tăng cường thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý nuôi Ngao

Thứ sáu - 23/02/2024 01:38
Theo Dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, tình hình thời tiết năm 2024 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng trồng thủy sản nói chung và nuôi ngao nói riêng.
anh can bo chi cuc ts vien ntts 1 phoi hop kiem tra ngheu va moi truong tai xa dinh ban huyen thach ha

Ở tỉnh ta, trong những năm gần đây nghề nuôi ngao ở các huyện, thị xã ven biển có bước phát triển khá. Với diện tích nuôi đạt trên 400 ha, sản lượng đạt 3.000 - 3.500 mỗi năm đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật trong nuôi ngao còn nhiều hạn chế, nhiều vùng nuôi lâu năm nhưng công tác cải tạo, vệ sinh phòng dịch tại các bãi nuôi chưa được quan tâm đúng mức; một số hộ còn thả nuôi với mật độ quá dày... Đặc biệt vào giai đoạn giao mùa một số vùng nuôi thường gặp hiện tượng ngao chết.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế hiện tượng ngao chết, giảm thiệt hại cho nghề nuôi ngao, trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (văn bản hướng dẫn số 59/TS-NTTS ngày 22/02/2024 của Chi cục Thủy sản) và tình hình sản xuất thực tế; xin lưu ý đến các địa phương và các hộ/cơ sở nuôi ngao trong tỉnh các biện pháp kỹ thuật nuôi và xử lý khi ngao bị chết nhiều trong khu vực nuôi:
          I. Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm
  1. Lựa chọn bãi nuôi
        - Vùng nuôi thuộc vùng triều cửa sông ven biển, bãi nuôi từ cao triều đến dưới triều, tốt nhất là từ trung triều trở xuống nơi có thời gian ngập nước lâu nhất trong ngày.
        - Chọn bãi nuôi thông thoáng, nước không ứ đọng, độ mặn có thể giao động từ 7 - 35‰.
        - Nền đáy phù hợp cho ngao phát triển là đáy cát hoặc cát bùn (trong đó cát chiếm 70 - 80%).
  1. Chuẩn bị bãi nuôi.
  Bãi nuôi cần được cải tạo trước khi thả giống; chỗ bãi có đáy rắn phải làm cho xốp lên rồi san bằng; khai mương đễ giữ cho mặt bãi không tích nước.
          * Quây lưới quanh bãi nuôi.
          - Dùng lưới (4 - 5 mm) chắn xung quanh với độ cao 0,6 - 0,7 m; chân vùi sâu xuống đáy từ 0,2 - 0,3 m.
          - Cắm cọc cách đều nhau 1,2 - 1,5 m để giăng lưới, lưới dựng hơi ngả vào trong bãi.
          * Cải tạo mặt bãi:
- Làm vệ sinh mặt bãi, thu gom đá, sỏi lớn, mảnh sành sứ, bao nilon...ra xa khỏi mặt bãi.
- Cày xới mặt bãi: Để ngao con dễ dàng chui xuống sâu, tránh hiện tượng ngao bị cuốn trôi nước  trước khi thả cần phải cày xới mặt bãi. Khi triều rút cạn dùng bừa hoặc cào xới tơi bề mặt bãi khoảng 5 - 10cm. San phẳng mặt bãi, tránh những vũng lồi lõm có cua cá ẩn nấp làm ảnh hưởng đến ngao nuôi.
(Với những vùng có thời gian nuôi trên 3 vụ, chất hữu cơ lắng đọng ở đáy nhiều, có thể thấy lớp cát đen dày tới vài cm, cần lựa chọn thời điểm cải tạo bãi vào mùa nắng, cày lật mặt bãi, phơi khô làm cho chất độc tích tụ ở đáy được bay hơi trước khi thả vụ mới).
          3. Chọn giống và thả giống.
          - Trước khi thả nuôi phải loại bỏ các cá thể bị dập vỡ, mùi hôi thối.
          - Ngao giống vận chuyển ở nơi khác về nuôi nên vận chuyển về ban đêm, thời gian vận chuyển < 12 giờ.
          - Thả giống lúc nước bắt đầu lên, rải đều con giống trên mặt bãi.
          - Thời gian thả giống bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6.
          - Thời gian nuôi: Từ 10 - 18 tháng tùy thuộc vào kích thước con giống.
          - Ngao giống được thả nuôi với mật độ khác nhau tùy thuộc vào kích thước con giống, cụ thể:  mật độ 150 - 200 con/m2 đối với cỡ giống 400 - 600 con/kg; dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống 500 - 800 con/kg; mật độ 250 - 350 con/m2 đối với cỡ giống 800 - 2.000 con/kg.
          4. Chăm sóc và quản lý.
          - Ngao là loài ăn lọc, thức ăn của chúng là các động, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong môi trường nước cho nên không cần cho ăn trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, ngao là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường như: ngọt hoá, nhiệt độ nước quá cao >32oC kéo dài nhiều ngày, nguồn nước bị ô nhiễm....gây chết ngao hàng loạt.
          - Khi thấy hiện tượng ngao trồi lên bề mặt đáy thì nhanh chóng có biện pháp di chuyển kịp thời.
          - Thường xuyên kiểm tra lưới chắn, nhất là chân lưới để ngao không bị sóng đánh ra ngoài bãi nuôi. Khi nước triều rút, nhặt bỏ các rác thải, loại bỏ ngao chết (nếu có) nhằm làm giảm ô nhiễm bãi nuôi.
          - Thường xuyên bảo vệ ngao nuôi khỏi một số địch hại: Cua, ghẹ, các loại ốc mỡ trơn, ốc hoa...
           5. Thu hoạch
          - Mùa vụ để thu ngao thịt tốt nhất vào tháng 4 - 7 hàng năm, thời điểm này ngao rất béo, tỷ lệ thịt so với vỏ cao (8 -10%). Tiến hành thu hoạch với kích cỡ chiều cao vỏ 36 - 37mm, tương đương 45 - 50con/kg.
          - Cần thu ngao lúc triều rút, lúc này chúng đã ăn no, thải các vật thừa trong vỏ, chỉ giữ lại nước nên thịt ngao rất sạch.
          - Có thể thu tỉa hoặc thu hoạch đại trà.
          6. Phương pháp phòng trị bệnh ngao
          6.1. Các biện pháp phòng bệnh
- Chọn giống: Có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, chọn cỡ giống lớn và có kết quả xét nghiệm âm tính với Perkinsus.
- Mật độ thả nuôi và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Theo hướng dẫn như trên (lưu ý nên thả mật độ thưa).
- Vệ sinh bãi ngao hàng ngày: Thu gom rác, xác ngao chết trên bãi ngao đưa lên bờ ở nơi quy định tránh gây ô nhiễm bãi ngao.
- San thưa ngao: Định kỳ kiểm tra kích cỡ ngao và mật độ ngao để tiến hành san thưa, giảm cạnh tranh thức ăn, tạo điều kiện cho ngao phát triển tốt.
- Định kỳ 1-2 tháng/lần hoặc khi có hiện tượng ngao chết bất thường, lấy mẫu xét nghiệm ký sinh trùng perkinsus tại các vùng nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
6.2. Hiện tượng ngao chết nhiều
- Hiện tượng: Trước hết ngao chui lên mặt bãi gọi là “nổi đầu”, cơ khép vỏ lỏng ra, ống nước lỏng ra, ống nước ra hết lực phun nước, màu sắc vỏ biến nhạt, màu thịt từ trắng sữa chuyển sang màu đỏ tươi, rồi đến màu đen, hai vỏ mở rồi chết. Thời gian từ khi mới “nổi đầu” đến khi chết hàng loạt khoảng 3 - 4 ngày.
- Nguyên nhân:
+ Mùa vụ: Đa số ngao chết khi nhiệt độ cao vào tháng 6 - 7, thời gian này sau khi đẻ trứng phóng tinh ngao rất gầy yếu. Vào lúc mưa nhiều nhiệt độ thấp, độ mặn thấp, nhiệt độ trên bãi quá cao, dễ phát sinh hiện tượng ngao chết hàng loạt. Đặc biệt bãi không bằng phẳng, có chổ nước đọng rất dễ phát sinh nhiệt độ cao dẫn đến ngao chết.
+ Khu vực: Nơi ở là vùng triều tương đối cao, chất đáy cứng, có nhiều bùn, ngao rất dễ bị chết. Đặc biệt là vùng cao triều vào con nước nhưng thời gian nước rút tương đối dài, cũng dẫn đến ngao chết.
+ Vi sinh vật: Môi trường xấu đi ngao dễ bị chết. Khi ngao chết thịt thối rữa rất nhanh, ô nhiễm cả bãi do tác dụng của vi sinh vật phân huỷ, làm cho hiện tượng ngao chết lây lan ra toàn bãi dẫn đến ngao chết hàng loạt.
- Biện pháp phòng hiện tượng ngao chết: Tăng cường quản lý, mật độ thả nuôi hợp lý, khống chế thời gian nuôi và khai thác. Kịp thời loại bỏ hiện tượng ngao “nổi đầu” và ngao chết. San phẳng bãi nuôi, tránh nước ứ đọng và nhiệt độ cao cục bộ.
II. Các biện pháp xử lý khi ngao bị chết nhiều trong khu vực nuôi
1. Đối với UBND huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn có diện tích nuôi ngao:

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện:
+  Điều tra tình hình ngao chết
+  Thu mẫu ngao và môi trường xác định nguyên nhân
- Cử cán bộ giám sát vùng nuôi để kịp thời cập nhật thông tin, báo cáo và đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
- Tiến hành thống kê thiệt hại, đề xuất các biện pháp xử lý và hỗ trợ người nuôi theo quy định.
- Thực hiện việc báo cáo theo quy định
- Tiến hành thông báo cho các vùng xung quanh để có biện pháp phòng chống kịp thời.
2. Đối với các tổ chức, cá nhân nuôi ngao
- Tiến hành thu hoạch đối với ngao đạt kích cỡ thương phẩm (50 - 70con/kg).
- San thưa ngao kích cỡ nhỏ hoặc di chuyển sang khu vực khác ít bị ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ.
- Vệ sinh bãi ngao: Thu gom xác ngao chết đưa ra khỏi khu vực nuôi ngay sau khi phát hiện ngao chết càng nhanh càng tốt nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi trường làm tình hình ngao chết trầm trọng hơn.
- Tạm dừng thả nuôi mới cho đến khi xử lý xong nguyên nhân gây chết ngao và các chỉ tiêu môi trường trở lại ngưỡng cho phép./.

Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm164
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,413
  • Tổng lượt truy cập90,280,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây