Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng

Thứ hai - 22/06/2020 07:09
Làng Thạch Xá (huyện Thạch Thất – Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre truyền thống. Chuồn chuồn tre của làng đã “vươn cánh bay xa” đến nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam và vươn ra thế giới.
Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 1.

Nghệ nhân Đỗ Văn Liên quê tại xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội đã gắn bó với nghề làm chuồn chuồn tre 20 năm nay. Trước dịch bệnh, nghề làm chuồn chuồn truyền thống này đã mang lại cho gia đình chú khoản thu từ 15 đến 17 triệu đồng.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 2.

Để làm được sản phấm chuồn chuồn có màu sắc đẹp, bền thì phải chọn loại tre cho măng đắng, độ lớn vừa phải, sau đó phơi tre từ 2 đến 3 tháng để có tre thô tốt nhất.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 3.

Nghề làm chuồn chuồn tre truyền thống Thạch Xá có rất nhiều mẫu mã, kích thước. Chính vì thế mỗi người làm nghề cần phải biết chẻ thanh tre cho vừa vặn với kích thước đã được các công ty đặt sẵn.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 4.

Để giữ được thăng bằng cho chuồn chuồn tre, người thợ phải vót thanh tre sao cho vừa vặn, không dày cũng không mỏng. Đây là một công đoạn vô cùng khó trong gần 20 công đoạn làm ra sản phẩm.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 5.

Một thành phẩm chuồn chuồn cần trải qua rất nhiều công đoạn, hơn 10 công đoạn phải tiếp xúc với dao và vật sắc nhọn. Vì thế mà bàn tay người thợ chai sạn, có nhiều vết đứt. "Làm chuồn chuồn bị đứt tay là chuyện bình thường" – vợ nghệ nhân Đỗ Văn Liên chia sẻ:

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 6.

Cơ sở của nghệ nhân Đỗ Văn Liên không chỉ làm chuồn chuồn mà còn nhận các đơn đặt hàng làm chim tre, bướm tre. Theo nghệ nhân chia sẻ, những loại sản phẩm này giá thành cao, thời gian thực hiện lâu và không được đặt mua nhiều.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 7.

"Ai ơi giữ lại mảnh vươn nhỏ xinh để lũ chuồn chuồn tập bay!" Những người nghệ nhân Thạch Xá vẫn luôn giữ mãi trong tim ngọn lửa với nghề truyền thống của quê hương.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 8.

Cánh chuồn chuồn thô cần phải mang đi mài dũa bằng máy mài. Một ngày hai vợ chồng nghệ nhân Đỗ Văn Liên có thể mài từ 300 – 400 cánh

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 9.

Sản phẩm chuồn chuồn tre thô đã được tạo hình bằng cách gắn keo.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 10.

Để làm ra được một sản phẩm chuồn chuồn tre hoàn chỉnh cần hơn 20 loại dao. Mỗi một loại dao sử dụng cho một hoặc một vài công đoạn khác nhau.

Hà Nội: Làm nghề này tay chằng chịt sẹo nhưng thu gần 20 triệu mỗi tháng - Ảnh 11.

Công đoạn cuối cùng để cho ra một sản phẩm chuồn chuồn hoàn chỉnh là tô màu. Công đoạn này tuy dễ nhưng đòi hỏi sự khéo tay rất lớn, vì hỏng công đoạn đầu có thể tháo ra làm lại, nhưng tô màu không đúng sẽ phải hủy sản phẩm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay43,054
  • Tháng hiện tại805,549
  • Tổng lượt truy cập88,160,619
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây