Học tập đạo đức HCM

Vườn vải xuất khẩu đi Nhật Bản được chăm sóc đặc biệt thế nào?

Thứ hai - 22/06/2020 04:15
Những khu vườn này nằm trong số 100 ha vải thiều tại Bắc Giang được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản.

Thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn là một trong những địa phương có vườn vải thiều được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản. Những cây vải ở đây được chăm sóc đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn của phía Nhật Bản đưa ra về dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, chất lượng, màu sắc... 

Cụ thể, Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha. Năm nay, sản lượng vải thiều xuất đi thị trường cao cấp này dự kiến sẽ khoảng 600 tấn.

Phía Nhật Bản yêu cầu vườn trồng vải thiều phải đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc, phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật kí sản xuất và được Cục Bảo vệ thực (Bộ NN-PTNT) vật kiểm tra, cấp mã số. Về quản lí sinh vật gây hại, áp dụng biện pháp quản lí tổng hợp đối với ruồi đục quả phương đông (Bactrocera dorsalis). 

Về an toàn thực phẩm, trên các vườn trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản, tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, đồng thời tuân thủ nguyên tắc bốn đúng để đảm bảo đáp ứng qui định của Nhật Bản, về mức dư lượng tối đa cho phép đối với quả vải tươi xuất khẩu. 

Phía Nhật cũng quy định chi tiết đối với cơ sở xử lí xông hơi khử trùng, cơ sở đóng gói, bao bì và ghi nhãn, việc kiểm tra kiểm dịch thực vật xuất khẩu và nhập khẩu đối với quả vải thiều tươi của Việt Nam. Khi thị sát các cơ sở khử trùng, chuyên gia Nhật kiểm tra rất kỹ các khâu, từ độ kín buồng khử đến việc tính toán liều lượng thuốc khử trùng và khả năng vận hành chính xác. 

Chiều 19/6 vừa qua, lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam được xuất sang Nhật bằng đường hàng không. Cục Bảo vệ thực vật đã cùng chuyên gia giám sát 2 lô vải đầu tiên của Công ty Xuất khẩu Ameii (trọng lượng 1.075 kg) và Công ty Chánh Thu (trọng lượng 1.000 kg) đi Nhật Bản. Tiếp sau đó là lô hàng của Aeon (trọng lượng 352 kg). 

Đến ngày 21/6, gần 2,5 tấn vải thiều đầu tiên xuất sang Nhật Bản đã hoàn thành thủ tục hải quan, chờ phân phối tại siêu thị. Trong đó, các đơn vị nhập khẩu tiên của Nhật Bản là Sunrise farm và Yufruits Co Ltd,. Theo kế hoạch xuất khẩu đã đăng ký, đây cũng là 2 nhà nhập khẩu và phân phối chính sản phẩm quả vải tươi của Việt Nam trong niên vụ 2020. 

Trước đó, ngày 15/12/2019, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã đồng ý với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản, hoàn tất quá trình mở cửa thị trường bắt từ năm 2017. 

Để chuẩn bị cho vụ xuất khẩu đầu tiên, từ 12/2019, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang để hướng dẫn quy trình trồng chăm sóc quả vải và cùng đơn vị có liên quan cùng thiết kế xây dựng 3 buồng khử trùng đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản. 

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có diện tích trồng vải thiều lớn nhất cả nước 28.000 ha. Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bắc Giang là 15.000 ha, sản lượng ước đạt 110.000 tấn. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn sẽ phục vụ các thị trường cao cấp.

 

Nguồn tin: Tùng Đinh - Văn Việt - Quang Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm82
  • Hôm nay31,420
  • Tháng hiện tại520,803
  • Tổng lượt truy cập92,898,467
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây