Học tập đạo đức HCM

Chủ động ứng phó với mưa bão, áp thấp nhiệt đới trong nuôi trồng thuỷ sản

Thứ sáu - 28/07/2023 03:39
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2023 thời tiết diễn biến theo hướng cực đoan, mưa bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ kéo dài và không theo quy luật... Bão lũ sẽ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng đến môi trường nước, công trình và sản phẩm nuôi trồng thủy sản do đó việc chủ động ứng phó với mưa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ đối với nuôi trồng thuỷ sản là rất cần thiết.
 Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ta trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, nuôi trồng thủy sản phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, môi trường, chất lượng nguồn nước... Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Những cơn mưa lớn, kéo dài làm thay đổi môi trường nuôi theo chiều hướng xấu, sự thay đổi này làm động vật thủy sản giảm sức đề kháng và mẫn cảm hơn với các tác nhân gây bệnh có sẵn trong nước như ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút… từ đó dễ dẫn đến dịch bệnh và giảm hiệu quả nuôi thủy sản. Ngoài ra, mưa lũ còn phá hủy các công trình nuôi trồng như bờ ao, lồng bè, đăng chắn…từ đó làm thất thoát vật nuôi ra ngoài môi trường, gây thiệt hại cho người nuôi.
117d6065838t79475l0
Gia cố thêm lồng bè,  buộc thêm đá vào 2 bên lồng bè, tạo sức nặng giữ cho lồng bè khỏi lật khi có sóng lớn (ảnh Ngô Thắng)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2023 thời tiết diễn biến theo hướng cực đoan, mưa bão, ATNĐ, lũ kéo dài và không theo quy luật; từ tháng 07/2023 đến tháng 09/2023 trên khu vực Biển Đông có khoảng 06 - 08 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng từ 02 - 04 cơn bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong thời gian từ tháng 10-12/2023, có xuất hiện 03-05 cơn bão/áp thấp nhiệt đới và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực miền Trung. Tổng lượng mưa tại khu vực phía Bắc trong tháng 7-9 là từ 70-500 mm, trong tháng 9 là từ 150-500 mm.
221
Kiểm tra, thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm (ảnh Ngô Thắng)
Để chủ động ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi trồng thuỷ sản, ổn định và duy trì sản xuất; giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật nuôi trồng trong mùa mưa bão, ATNĐ:
- Trước khi có mưa bão, ATNĐ
+ Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm;
+ Nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao;
+ Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định (đối với  nuôi  ven  biển).  Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài;
+ Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xẩy ra;
117d6071137t39587l0
Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão  (ảnh Ngô Thắng)
+ Chủ động gia cố nhà cửa, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo an toàn khi có mưa, bão, ATNĐ; sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người.
- Biện pháp khắc phục sau mưa bão, ATNĐ
+ Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao;
+ Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết);
+ Tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời;
+ Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm);
+ Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước./.
Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,965
  • Tổng lượt truy cập90,284,358
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây